Nâng cao chất lượng giáo dục ở thành phố Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/2/2023 | 7:45:49 AM

YênBái - Năm học 2022 - 2023, thành phố Yên Bái có 45 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 676 nhóm, lớp với 22.443 cháu. Trong đó, bậc mầm non có 242 nhóm, lớp với 6.185 học sinh; tiểu học có 8 trường, 7 trường TH&THCS với 262 lớp, 9.372 học sinh; THCS có 12 trường với 172 lớp, 6.886 học sinh.

Một giờ học của cô và trò Trường Mầm non Bông Sen, thành phố Yên Bái.
Một giờ học của cô và trò Trường Mầm non Bông Sen, thành phố Yên Bái.

Năm học 2022 - 2023, thành phố Yên Bái có 45 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 676 nhóm, lớp với 22.443 cháu. Trong đó, bậc mầm non có 242 nhóm, lớp với 6.185 học sinh; tiểu học có 8 trường, 7 trường TH&THCS với 262 lớp, 9.372 học sinh; THCS có 12 trường với 172 lớp, 6.886 học sinh. 

Ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố cho biết: "Để nâng cao chất lượng giáo dục gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia, Phòng đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của cấp trên về triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. Đến nay, 100% trẻ mầm non trong độ tuổi được đến trường, được đảm bảo an toàn về tính mạng; 100% nhóm, lớp được tổ chức ăn tại các cơ sở giáo dục và được cân, đo, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đối với giáo dục phổ thông, Phòng đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về phân phối chương trình, đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình, thực hiện tốt quy chế chuyên môn”. 

Thành phố đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm học 2021 - 2022, tỷ lệ học sinh hoàn thành khóa học đạt 99,83%, tăng 0,13% so với năm học trước. 

Trong đó: cấp tiểu học đạt 100%; cấp THCS đạt 99,66%; có 315 học sinh giỏi cấp thành phố, vượt 36 học sinh so với cam kết; 94 học sinh giỏi cấp tỉnh. Đến thời điểm này, toàn thành phố có 40 trường mầm non, phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đạt 100%. 

Trong đó, mầm non có 15 trường (9 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 6 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2); tiểu học 8 trường (3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 5 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2); THCS 5 trường (1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2); TH&THCS có 7 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; THPT có 5 trường (4 trường chuẩn quốc gia mức độ 1; 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). 

Bên cạnh đó, ngành giáo dục thành phố cũng tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch góp phần nâng cao chất lượng giáo dục như: Đề án nâng cao chất lượng giáo dục thành phố Yên Bái gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”; Đề án "Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018” trên địa bàn thành phố năm 2023; Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021- 2025” trên địa bàn thành phố; "Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2021- 2025” trên địa bàn thành phố; Đề án xây dựng các trường mầm non, phổ thông trọng điểm chất lượng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021- 2025; Đề án chuyển đổi số ngành giáo dục giai đoạn 2021- 2025...

Ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó Trưởng phòng Phòng  GD&ĐT cho biết thêm: Thành phố phấn đấu đến hết năm 2025 có 100% trường công lập đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ cấp độ 2 trở lên và chuẩn quốc gia. Trong đó số trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là 20 trường, 2 trường mầm non ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia. 

Để thực hiện mục tiêu này, Phòng tiếp tục tham mưu với UBND thành phố sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đảm bảo theo đúng định mức quy định. Ưu tiên các nguồn kinh phí, lồng ghép chương trình, dự án để xây dựng cơ sở vật chất các trường có khuôn viên xanh - sạch - đẹp, an toàn và thân thiện; có đủ các hạng mục cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chí trường chuẩn quốc gia và tiêu chí trường học hạnh phúc. 

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp học, tạo cảnh quan môi trường sư phạm trong các nhà trường đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn và thân thiện.  Chỉ đạo các trường xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục nâng cao để thực hiện song song với chương trình giáo dục đại trà ngay từ đầu năm học. Đồng thời tổ chức các đoàn cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trường trọng điểm chất lượng, trường chuẩn quốc gia tại một số tỉnh, thành góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Mạnh Cường

Tags Yên Bái đền Tuần Quán giáo dục học sinh giỏi chất lượng trường chuẩn

Các tin khác
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nói về chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường Tiểu học - THCS - THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội, chiều 18/2.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nói có thể từ năm 2025, Toán, Văn, Lịch sử và Ngoại ngữ là 4 môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc.

Ảnh minh họa

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên sử dụng phương thức xét kết quả học tập thay vì tổ chức thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.

Một tiết học của học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên.

Liên quan đến việc chuyển môn học lựa chọn của học sinh đang học lớp 10 năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các học sinh nếu có ý định chuyển thì phải chủ động chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng cho môn học mới ngay khi có ý định, chứ không đợi đến khi kết thúc năm học.

Bảng xếp hạng VNUR 2023 được kỳ vọng sẽ đáp ứng yêu cầu về thông tin cho học sinh trước ngưỡng cửa vào đại học. Ảnh minh hoạ.

Sau hơn hai năm nỗ lực làm việc trong khuôn khổ hoạt động của một tổ chức phi lợi nhuận, nhóm thực hiện VNUR (Viet Nam's University Rankings) đã chính thức công bố kết quả xếp hạng 100 trường đại học (ĐH) tốp đầu trong Bảng xếp hạng ĐH Việt Nam năm 2023 (VNUR 2023). Đây cũng là lần đầu tiên một bảng xếp hạng “nội” do một tổ chức trong nước thực hiện và được công bố trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục