Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi và đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2023, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Gáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những lưu ý về định hướng của Bộ với thí sinh.
|
Nhiều năm qua xu hướng ra đề thi, đặc biệt môn Ngữ văn theo hướng mở.
|
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, đề thi tốt nghiệp THPT 2023 bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình, nội dung chủ yếu ở lớp 12. Vì thế, học sinh dựa theo chương trình và sử dụng sách giáo khoa là tài liệu chính để ôn tập. Các em bám sát đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT để biết định dạng, cấu trúc đề thi và làm thử các bài kiểm tra theo dạng đề sau mỗi chương, chủ đề trong quá trình học.
Được biết, đề thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua đã sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa ở phần đọc hiểu và nghị luận xã hội. Trong tương lai, nhất là khi tổ chức thi tốt nghiệp với học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc sử dụng tác phẩm đã học trong sách giáo khoa để đưa vào đề thi là không phù hợp.
Vì thế, theo PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, năng lực, kỹ năng của học sinh chỉ thực sự được đánh giá chính xác khi đề thi sử dụng ngữ liệu mới lạ. Cách này nhằm tránh việc học sinh học thuộc lòng máy móc và làm theo văn mẫu. Học sinh cần luyện tập để có kỹ năng trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của chương trình và trong đề thi. Nên dù đề thi dùng ngữ liệu trong hay ngoài sách giáo khoa, các em vẫn làm được, tránh việc học tủ hay đoán đề.
Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học lưu ý học sinh cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập với từng môn học. Để dễ nhớ, các em xây dựng đề cương dạng sơ đồ hóa theo từng chương, từng chủ đề của chương trình học. Sau đó, học sinh luyện tập theo các câu hỏi, bài tập liên quan, trước khi mở rộng luyện tập theo yêu cầu vận dụng kiến thức. Bằng cách này, các em sẽ nắm vững và vận dụng được kiến thức theo bốn mức độ yêu cầu của đề thi tốt nghiệp THPT là nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
(Theo Tin tức)
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các công trình hạ tầng giáo dục thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; yêu cầu chủ đầu tư dự án và các cơ quan, tổ chức liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn có văn bản giải đáp về việc một số địa phương gặp nhiều khó khăn, bất cập với giáo viên trong giảng dạy các môn tích hợp bậc THCS.
Nhiều năm gần đây, “đánh giá định kỳ” trở nên phổ dụng, như là một “công cụ” giám sát chất lượng.
Mặc dù Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) có quy định giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa nhưng trên thực tế phụ huynh cho biết, con đang phải đi học thêm rất nhiều.