Giáo dục góp phần bảo tồn giá trị di sản văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 7:50:33 AM

YênBái - Trong thời gian qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; phát huy vai trò của nhà trường trong xây dựng môi trường văn hóa, con người, góp phần xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.

Đồng diễn Xòe Thái trong giờ thể dục giữa giờ tại Trường THCS Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ.
Đồng diễn Xòe Thái trong giờ thể dục giữa giờ tại Trường THCS Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ.

Ở thị xã Nghĩa Lộ, Xòe Thái đã được triển khai truyền dạy trong tất cả các trường học từ nhiều năm nay. Đến nay, 100% trường học trên địa bàn đã đưa 6 điệu xòe vào sinh hoạt ngoại khóa, bài tập thể dục giữa giờ giúp học sinh thư giãn sau những tiết học. Từ đó, khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ, giúp lan tỏa những giá trị yêu thương, an toàn trong học đường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 

Ông Đoàn Kim Chung - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: "Những năm qua, Phòng đã xây dựng Mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong trường học”, triển khai tới 32/32 đơn vị trường học trên địa bàn. Trong đó, chỉ đạo các trường đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với địa phương như: thành lập các câu lạc bộ múa xòe cổ, khắp Thái, học chữ Thái cổ… Không chỉ vậy, chúng tôi đưa nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa vào trường học, để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước. Các thầy cô, học sinh rất hào hứng tham gia hoạt động này”.

Hàng năm Sở GD&ĐT xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; phát huy vai trò của nhà trường trong xây dựng môi trường văn hóa, con người; góp phần xây dựng hình ảnh con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.

Triển khai kế hoạch này, các phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường học trên địa bàn lựa chọn, xây dựng kế hoạch triển khai mô hình trường học theo từng năm hoặc giai đoạn phù hợp với tình hình nhà trường và địa phương. Thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đưa hoạt động của các câu lạc bộ vào chương trình hoạt động hàng tháng của nhà trường. 

Cùng với đó, các trường đã tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các môn học. Lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái vào các hoạt động sinh hoạt và hoạt động ngoại khóa như: tổ chức sưu tầm, trưng bày các sản phẩm là hiện vật, tài liệu, tư liệu lịch sử; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc của địa phương; tổ chức trình diễn, thuyết trình, giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc của địa phương; tổ chức các hoạt động như Ngày hội văn hóa các dân tộc, trong đó có trình diễn thời trang, biểu diễn múa hát, sử dụng nhạc cụ dân tộc, làm món ăn dân tộc, tổ chức trò chơi dân gian... 

Các trường học đã huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, già làng, người có uy tín trong cộng đồng tham gia truyền dạy cho học sinh… 

Yên Bái cũng là địa phương sớm hoàn thành biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai thực hiện theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 

Nhờ đó, 100% học sinh tỉnh Yên Bái được học tập các nội dung trong chương trình văn hóa địa phương, được giao lưu học tập, tham gia tìm hiểu và phát huy truyền thống văn hóa, các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca; 50% các trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi xây dựng không gian văn hóa dân tộc trong nhà trường, lớp học; 40% các trường tổ chức các sự kiện như: chợ quê, thi hát dân ca, múa khăn - múa khèn, múa xòe,...; 30% các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi thành lập Câu lạc bộ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc như: câu lạc bộ thêu thổ cẩm, câu lạc bộ khèn Mông, câu lạc bộ múa xòe,…

Thanh Vy

Tags Giáo dục bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể phi vật thể Yên Bái chương trình giáo dục phổ thông

Các tin khác

Ở tuổi 78, ông Ngô Tôn Đức (SN 1945, Hà Nội) vừa trở thành cử nhân cao tuổi nhất của Trường ĐH Luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi.

Từ 8h ngày 10/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất đưa nghề giáo viêm mầm non vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi (Ảnh minh họa).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho phép giáo viên mầm có tuổi nghỉ hưu thấp hơn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung do giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực, ức chế tâm lý ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đồng thuận và cho rằng có thể xem xét đưa vào diện ngành nghề nặng nhọc để được nghỉ hưu trước tuổi.

Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ đối với trẻ em tại nhà trẻ bán trú.

Mỗi học sinh, học viên bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo... có thể được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục