Niềm vui trước thềm năm học mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/9/2023 | 7:55:29 AM

YênBái - Trước thềm năm học mới 2023 - 2024, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thiện cơ sở vật chất xanh sạch đẹp. Cùng với niềm hân hoan chờ đón ngày khai giảng, thầy và trò nhiều địa phương còn có niềm vui được dạy và học ở ngôi trường mới.

Cô và trò Trường TH&THCS Xuân Tầm, huyện Văn Yên trước ngày khai giảng năm học mới.
Cô và trò Trường TH&THCS Xuân Tầm, huyện Văn Yên trước ngày khai giảng năm học mới.

Một niềm vui lớn đã đến với cô và trò Trường Mầm non Khau Phạ, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải trước thềm năm học mới 2023 - 2024. Đó là điểm trường Tà Dông vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng. Đây là công trình do Câu lạc bộ Thiện nguyện K46, Trường Đại học Kinh tế quốc dân quyên góp, xây dựng. 

Công trình có tổng mức đầu tư xây dựng trị giá 730 triệu đồng, được xây dựng theo mô hình nhà lắp ghép, với tổng diện tích 1.150 m2, gồm 2 phòng học, 2 nhà vệ sinh, bếp, sân chơi cùng hệ thống hàng rào bao quanh. Mặc dù điều kiện khí hậu và địa hình khó khăn, xong các đơn vị thi công đã khắc phục mọi khó khăn để đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành xây dựng điểm trường theo đúng kế hoạch đề ra trước năm học mới 2023 - 2024. 

Là xã vùng cao, điều kiện còn nhiều khó khăn, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung thì cơ sở vật chất của các trường học cũng đã được đầu tư xây dựng, đến nay đã cơ bản xóa hết các điểm trường tạm và điểm trường Tà Dông là điểm trường cuối cùng của Trường Mầm non Khau Phạ xóa phòng học tạm. Do vậy công trình điểm trường được khánh thành và đưa vào sử dụng hết sức có ý nghĩa. 

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Khau Phạ cho biết: "Chuẩn bị bước vào năm học mới, khánh thành điểm trường mới có ý nghĩa rất lớn đối với cô và trò nhà trường. Cô yên tâm công tác, trò hân hoan phấn khởi; môi trường học tập an toàn, có không gian… sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các phụ huynh thấy được môi trường học tập an toàn, sạch đẹp sẽ yên tâm, tin tưởng gửi gắm con em mình”.

Năm học 2023 - 2024, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học Cát Thịnh, huyện Văn Chấn sẽ có 20 lớp học với hơn 600 học sinh. Nhằm giúp thầy trò nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường được đầu tư xây dựng khối phòng học chức năng hiện đại cùng nhiều công trình phụ trợ khác với tổng kinh phí 8 tỷ đồng, sẵn sàng đón chuẩn quốc gia cấp độ I trong tháng 10, năm 2023. 

Thầy giáo Đặng Văn Tài - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Năm học này thầy và trò rất vui mừng được học tập trong ngôi trường khang trang hơn, hiện đại hơn. Cùng với việc đưa vào sử dụng phòng học hiện đại, nhà trường có kế hoạch đầu tư trang thiết bị tiên tiến phục vụ học tập. Đây là tiền đề để nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục”. 


Khánh thành và bàn giao công trình lớp học điểm trường Tà Lành, Trường Mầm non Nậm Lành, huyện Văn Chấn. 

Năm 2022, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Văn Chấn đã được đầu tư xây mới 39 phòng học, 41 phòng bộ môn và các phòng phục vụ học tập, hành chính quản trị cùng các công trình phụ trợ với tổng kinh phí trên 106 tỷ đồng. 

Năm 2023, huyện được đầu tư 10 công trình với kinh phí trên 21 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước và xã hội hóa. 

Cùng với sự quan tâm của Sở GD&ĐT và cấp ủy, chính quyền các cấp, Phòng cũng kết hợp các chương trình đề án, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn lực xã hội hóa từ các bậc phụ huynh và các mạnh thường quân để bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất cho các nhà trường.

Trong hè, trên toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng mới 148 phòng học, 101 phòng học bộ môn. Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. 

Hoàn thành việc sửa chữa trường, lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng kế hoạch sử dụng các phòng học bộ môn, phòng chức năng theo hình thức liên trường, liên cấp học, đối với các tiết học thực hành đảm bảo thuận lợi, hiệu quả trong tổ chức dạy học. 

Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học đối với từng tiết học đảm bảo sử dụng tối đa các thiết bị dạy học đã được trang bị. Hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai mua sắm thiết bị với kinh phí được giao là 10,734 tỷ đồng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ trường lớp mới, thiết bị mới mà đội ngũ, cùng với sự điều hành linh hoạt, toàn ngành giáo dục Yên Bái đang hân hoan bước vào năm học mới.
Thanh Vy

Tags Yên Bái năm học mới Khau Phạ dạy học đồ dùng đồ chơi

Các tin khác
Giờ học của cô và trò Điểm trường Bản 2, Trường Tiểu học Thuận (xã Thuận, huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị). Ảnh minh họa

Việc xây dựng, củng cố đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là một trong những yếu tố then chốt bảo đảm cho sự thành công của việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trường Mầm non thị trấn Mậu A - đơn vị tiêu biểu trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Toàn huyện Văn Yên có 47/63 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 76%; trong đó: 19 trường mầm non, 28 trường phổ thông; 47/60 trường công lập đạt tiêu chí trường học hạnh phúc (chiếm 78,3%).

Thầy và trò Trường PTDTBT TH&THCS Hồ Bốn tích cực chuẩn bị cho lễ khai giảng.

Những phần việc tu sửa trường lớp sau lũ được hoàn thiện, các khâu chuẩn bị cho năm học mới của trường vùng lũ cũng được chu đáo, tỉ mỉ. Thầy và trò trường vùng lũ đã nỗ lực vượt khó sẵn sàng cho ngày khai trường, cho năm học mới với nhiều niềm tin và hy vọng.

Ảnh minh họa

Với nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông, năm học 2023-2024 sẽ là năm bứt phá của dổi mới giáo dục. Là năm phải thực hiện một khối công việc lớn, yêu cầu đổi mới đi vào chiều sâu, đến từng môn học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục