Bộ Giáo dục- Đào tạo hướng dẫn gỡ khó dạy học các môn tích hợp

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/10/2023 | 8:48:34 AM

Sau nhiều ý kiến của giáo viên về việc gặp khó trong dạy học tích hợp ở bậc THCS, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng kế hoạch dạy học các môn học này cũng như hoạt động trải nghiệm nhằm gỡ khó cho các cơ sở giáo dục.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn gỡ khó dạy học các môn tích hợp.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn gỡ khó dạy học các môn tích hợp.

Khoa học tự nhiên: Có giáo viên chủ trì môn học

Theo Bộ GD&ĐT, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho thấy, việc phân công giáo viên và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học theo chương trình một số môn học, hoạt động giáo dục còn khó khăn, vướng mắc.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn, đối với môn Khoa học tự nhiên: Các nhà trường phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo với nội dung dạy học được phân công (theo các mạch nội dung Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái Đất và bầu trời).

Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

Trong trường hợp gặp khó khăn về xếp thời khóa biểu, cần xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung hoặc các chủ đề của chương trình phù hợp với việc phân công giáo viên, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm và khả năng thực hiện của giáo viên.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học.

Giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các giáo viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên, bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ.

Ma trận, nội dung bài kiểm tra định kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình đến thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra sao cho thuận tiện trong việc phân công giáo viên chấm bài, tổng hợp kết quả.

Dạy đồng thời Lịch sử và Địa lý

Đối với môn Môn Lịch sử và Địa lí, theo hướng dẫn mới, các nhà trường phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với nội dung dạy học được phân công (theo phân môn Lịch sử, phân môn Địa lí và các chủ đề liên môn).

Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Nội dung bài kiểm tra, đánh giá định kì phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp các giáo viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ.

Ưu tiên giáo viên dạy theo chủ đề

Về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Bộ GD&Đt yêu cầu, ưu tiên phân công giáo viên phụ trách theo từng chủ đề để thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn và đánh giá học sinh trong quá trình trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề đó.

Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng theo từng chủ đề. Ví dụ, đối với chủ đề hướng nghiệp, giáo viên công nghệ sẽ có ưu thế trong việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức về chương trình và tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện.

Thời khóa biểu xây dựng bảo đảm sự linh hoạt (không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần, không bắt buộc thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong sách giáo khoa) sao cho mỗi chủ đề được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian phù hợp với kế hoạch của giáo viên trong thời gian đó.

Hướng dẫn kể trên không có điểm mới, khác biệt so với trước đây. Tuy nhiên, lần này Bộ GD&ĐT kèm gợi ý kế hoạch dạy học của từng môn để các địa phương thuận lợi, thống nhất trong cách triển khai.

Đầu năm học 2023-2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, thực tế việc triển khai việc dạy học tích hợp đang gặp khó khăn. Có những nhà giáo dạy được cả hợp phần nhưng nhiều người đang dạy các phần riêng. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa dù đã được tập huấn nhưng dạy học tích hợp đang là thách thức.

Ông Sơn thông tin, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét điều chỉnh dạy học tích hợp ở bậc THCS. Tuy nhiên việc điều chỉnh thế nào nhằm thuận lợi hơn cho dạy học, không gây ra xáo trộn đội ngũ cũng như không ảnh hưởng đến đầu ra của chương trình.

(Theo TPO)

Các tin khác
“Lớp học không biên giới” ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái đã có những bước phát triển mạnh mẽ vượt lên những điều kiện khó khăn của một tỉnh miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số. Để đạt được điều đó là nhờ những chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng khó của Đảng, Nhà nước và phần đóng góp không nhỏ từ những chính sách nhân văn tỉnh đã ban hành.

Giáo viên tham gia thuyết trình sản phẩm bài giảng thiết kế điện tử

Trong các ngày từ 18- 23/10, Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Lục Yên tổ chức Hội thi Thiết kế bài giảng điện tử dành cho giáo viên, nhóm giáo viên năm học 2023-2024.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, hàng triệu công chức, viên chức, giáo viên sẽ tăng lương; 36 đơn vị đang được hưởng lương đặc thù cao hơn mặt bằng chung được bảo lưu.

Năm học này, nhờ nguồn hỗ trợ của tỉnh, 94 học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Công chưa đủ điều kiện hưởng chính sách theo Nghị định số 116 của Chính phủ được ở bán trú tập trung, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần, duy trì số lượng học sinh ra lớp của nhà trường.

Thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 38 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái , thời gian qua, ngành giáo dục huyện Trạm Tấu đã triển khai đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chính xác về đối tượng, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần, duy trì số lượng học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục