Yên Bình giáo dục bản sắc văn hóa trong trường học

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/1/2024 | 9:06:01 AM

YênBái - Cùng với dạy kiến thức văn hóa, các trường học ở Yên Bình những năm qua đã rất quan tâm giáo dục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trong học sinh với các quy định mặc trang phục dân tộc, tổ chức các câu lạc bộ dân ca, dân vũ, lồng ghép nội dung giữ gìn di sản văn hóa vào các môn học...

Nghệ nhân Hoàng Hữu Định truyền dạy phương pháp thổi kèn nứa gắn với văn hóa dân tộc Dao cho các em học sinh Trường THCS xã Yên Thành.
Nghệ nhân Hoàng Hữu Định truyền dạy phương pháp thổi kèn nứa gắn với văn hóa dân tộc Dao cho các em học sinh Trường THCS xã Yên Thành.

Là ngôi trường chuyên biệt, năm học 2023-2024, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở (DTNT THCS) huyện Yên Bình có 6 lớp, 206 học sinh  các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan, Nùng cùng sinh sống ở 17 xã. Những năm qua, cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động phong trào giúp các em giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình. 

Trước hết, đó là việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của các dân tộc. Hiện nay đa số học sinh đến lớp mặc đồng phục của nhà trường hoặc trang phục phổ biến của người Kinh, trang phục hiện đại khi ở trường. Để giữ gìn bản sắc văn hóa, nhà trường đã đưa việc mặc trang phục dân tộc thành quy định về trang phục khi các em vào trường. Nhà trường cũng tổ chức dạy các làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc trong huyện vào các buổi học ngoại khóa. 

Cô Bùi Thị Kim Thoa - Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS huyện Yên Bình cho hay: "Nhà trường quy định mỗi học sinh khi vào trường phải chuẩn bị 1 bộ trang phục của dân tộc mình, đây là yêu cầu bắt buộc. Trường cũng quy định thời gian mặc trang phục dân tộc vào ngày thứ Hai hàng tuần và những ngày lễ, hội, những sự kiện quan trọng của trường, ngành, địa phương hoặc khi tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thành lập các câu lạc bộ văn nghệ; giáo viên âm nhạc sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ của 4 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, hướng dẫn tập luyện cho học sinh trong buổi sinh hoạt vào chiều thứ 7 hàng tuần”. 


Là địa phương chiếm  96,67% đồng bào Tày, thời gian qua, xã Ngọc Chấn đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức các hoạt động bảo tồn tiếng nói, các làn điệu dân ca, trang phục dân tộc Tày trong đơn vị. Thông qua các tổ, đội, nhóm, các buổi học ngoại khóa, các lớp truyền dạy học sinh hiểu thêm văn hóa dân tộc mình, như: hát then, hát khắp, cọoi, đàn tính... kích thích sự khám phá, học hỏi của các em. 

Bà Hứa Thị Chiên - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chấn cho biết: "Thực hiện nội dung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong trường học, các nhà trường tích cực xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Các đơn vị cũng trang trí không gian văn hóa Tày ngay trong lớp học. Ngoài ra, các đơn vị cũng tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, các hội thi, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hóa dân tộc..., giúp các em học sinh thêm trân trọng di sản văn hóa dân tộc và hiểu được trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản của mình đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương”. 

Cùng Ngọc Chấn và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thời gian qua, xã Yên Thành đã phối hợp với nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định - người am tường văn hóa truyền thống địa phương mở các lớp truyền dạy tiếng Dao, các nghi lễ thờ cúng, chữ cổ hay thổi kèn để thế hệ trẻ thêm hiểu và tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Em Lý Giác Hải - lớp 6, Trường THCS xã Yên Thành chia sẻ: "Em rất vui khi được nghe ông Định dạy tiếng nói, văn hóa người Dao. Qua các buổi học ngoại khóa này, em thêm yêu văn hóa dân tộc mình, em sẽ học thật tốt để lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Dao”.

Từ năm 2016 đến nay, các trường học trên địa bàn huyện Yên Bình đã triển khai giảng dạy, tích hợp giới thiệu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa với các môn Lịch sử, Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân trong các cuốn "Tài liệu giáo dục địa phương”; xây dựng mô hình "Trường học gắn với bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”; đưa vào nội quy, quy định về việc mặc trang phục truyền thống dân tộc vào ngày thứ Hai hàng tuần, ngày lễ, ngày hội... Đặc biệt, huyện đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ các nghệ nhân thực hiện truyền dạy  di sản văn hóa phi vật thể. Các nghệ nhân ưu tú Hoàng Tương Lai, Lạc Tiên Sinh, Hoàng Hữu Định, Âu Thị Chính đã mở hàng chục lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết và nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan tại các địa phương trên địa bàn. 

Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong các trường học trên địa bàn huyện Yên Bình đã góp phần để các thế hệ trẻ thêm tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó có ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của văn hóa truyền thống địa phương.

Minh Huyền

Tags Yên Bình văn hóa truyền thống học sinh Thác Bà

Các tin khác
Lãnh đạo HKH huyện Trấn Yên trao giấy khen cho cá nhân và Ban Khuyến học Trường THPT Lê Quý Đôn vì có thành tích xuất sắc trong phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2018 - 2023.

Những năm qua, Hội Khuyến học (HKH) huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài tạo cơ hội cho mọi công dân được học tập thường xuyên, góp phần lan tỏa, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong nhân dân.

Ảnh minh hoạ.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

(Ảnh minh hoạ)

Chiều 9/5, thông tin về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường.

Cán bộ cảnh sát giao thông thị xã Nghĩa Lộ hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Miền Tây.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT Miền Tây, thị xã Nghĩa Lộ hiện có 32 cán bộ quản lý, giáo viên với 12 lớp học, trên 400 học sinh; trong đó, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số chiếm 97,3%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục