Yên Bái chú trọng giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/8/2024 | 1:57:43 PM

YênBái - Môn Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQPAN) là môn học chính khóa trong các cơ sở đào tạo cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông, các trường chính trị, hành chính và đoàn thể thuộc hệ thống giáo dục....

Chương trình Học kỳ trong Quân đội do Tỉnh đoàn tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh lứa tuổi thiếu nhi tham gia. Trong ảnh: Các em học sinh tham gia Học kỳ trong Quân đội năm 2024 được tổ chức tại Trung đoàn 121, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Chương trình Học kỳ trong Quân đội do Tỉnh đoàn tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh lứa tuổi thiếu nhi tham gia. Trong ảnh: Các em học sinh tham gia Học kỳ trong Quân đội năm 2024 được tổ chức tại Trung đoàn 121, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Môn học GDQPAN cho học sinh, sinh viên hiện nay cơ bản do sĩ quan quân đội biệt phái sang các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc do các đơn vị quân đội, cơ quan quân sự địa phương đảm nhiệm theo hợp đồng của cơ sở giáo dục - đào tạo. Từ khi có chỉ thị của Bộ Chính trị và nghị định của Chính phủ, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên GDQPAN được đẩy mạnh với nhiều hình thức như đào tạo ngắn, đào tạo chính quy ghép môn, bồi dưỡng, tập huấn... 

Đến nay, các bậc học từ trung học phổ thông và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã có giáo viên để giảng dạy môn học GDQPAN; nhiều trường trung học phổ thông đã có đủ giáo viên chuyên trách; các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có bộ môn hoặc khoa giáo viên GDQPAN; Tỉnh đoàn Yên Bái thường xuyên tổ chức Chương trình Học kỳ trong quân đội cho học sinh các lứa tuổi tham gia… 


Đồng chí Lại Phương Tuyến - chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn cho biết: "Việc xây dựng nội dung, chương trình và biên soạn các giáo trình, tài liệu GDQPAN cho các đối tượng học sinh được triển khai nghiêm túc, tổ chức biên soạn thống nhất, đồng bộ. Chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu về GDQPAN đã thể hiện rõ những kiến thức cơ bản về đường lối, quan điểm của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước về quốc phòng và an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và mặt trận đối ngoại; trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về QPAN, phòng thủ dân sự, một số hiểu biết về Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân, Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam…”. 

Được biết, ngoài những kiến thức về nghệ thuật quân sự Việt Nam, về an ninh quốc gia và công tác an ninh, hiểu biết một số kỹ năng quân sự, nghiệp vụ an ninh cần thiết, các em học sinh còn được giáo dục nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ... 

Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện chương trình môn học GDQPAN cho học sinh, sinh viên trong các trường thuộc hệ thống giáo dục ngày càng có nhiều chuyển biến tiến bộ, đi vào nề nếp, chất lượng từng bước được nâng cao. Sau khi ban hành chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, các cơ quan, đơn vị chức năng đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình, nội dung, giáo trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy môn học; ban hành quy chế tổ chức dạy và học môn học GDQPAN. 

Đồng thời, các nhà trường đã xếp môn GDQPAN vào chương trình chung của toàn khóa và tổ chức học rải trong năm học, đánh giá kết quả học tập của từng em học sinh, học viên như các môn học khác. 

Trong quá trình tổ chức thực hiện môn học, các cơ sở giáo dục và đào tạo luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, khắc phục lối dạy chay thụ động, "thầy đọc, trò ghi”; ở nhiều trường, giảng viên đã thực hiện giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy; một số địa phương đã bước đầu tổ chức thi học sinh giỏi môn học GDQPAN cho học sinh trung học phổ thông… 

Thạc sĩ Đỗ Thị Thanh Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự Trường Cao đẳng Yên Bái chia sẻ: "Thực tế cho thấy, việc tổ chức và thực hiện công tác GDQPAN cho học sinh, sinh viên giúp các em có điều kiện học tập, rèn luyện mọi mặt để nhận thức đầy đủ hơn về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân. Thông qua môn học GDQPAN cũng góp phần giáo dục, rèn luyện cho học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, hiểu biết về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của ông cha, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để tỉnh táo khi tiếp cận với các thông tin xấu, nhất là trên Internet, không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, lôi kéo”...

Công tác GDQPAN được chú trọng, triển khai có hiệu quả đã làm chuyển biến tích cực cho học sinh, sinh viên về nhận thức nhiệm vụ QPAN, về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố QPAN; về âm mưu và thủ đoạn chiến lược "diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; về đối tượng và đối tác trong điều kiện đất nước mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế; về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…

Thiên Cầm

Tags Yên Bái giáo dục quốc phòng an ninh học sinh

Các tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo bước đầu đã xác minh được nghi vấn về giá trị của bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt là có căn cứ.

Quang cảnh cuộc họp

Chiều 13/8, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo thí điểm học bạ số.

Các thầy cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải dọn dẹp trường lớp chuẩn bị cho năm học mới.

Những ngày này, các thầy cô giáo ở vùng cao Yên Bái đang tất bật chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025. Từ sửa sang lại phòng học, chuẩn bị đầy đủ sách vở, thiết bị dạy học, đến việc tổ chức các hoạt động đón tiếp học sinh trở lại trường, các thầy cô đều nỗ lực hết mình để mang đến một năm học đầy chất lượng và ý nghĩa cho con em vùng cao.

Học sinh người dân tộc thiểu số Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên  đến trường học tiếng Việt trước khi vào lớp Một.

Từ ngày 12/8, trên 1.780 trẻ em là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Yên đã được đến trường để học tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục