Kì thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội: Điểm mới trong đề thi

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/8/2024 | 8:57:10 AM

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội chia sẻ một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) do ĐH này tổ chức từ năm 2025.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Thảo cho biết độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: cấp độ 1 là 20%, cấp độ 2 là 60%, cấp độ 3 là 20%.

Điểm của bài thi là tổng điểm của 3 phần thi gồm: Toán học và Xử lý số liệu (tư duy định lượng), Văn học - Ngôn ngữ (tư duy định tính), Khoa học hoặc tiếng Anh. Mỗi phần thi tối đa 50 điểm.

Trong đề thi HSA có trên 75% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, còn lại là các câu hỏi điền đáp án. Từ năm 2025, đề thi đánh giá năng lực bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi.

Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực. Ông Thảo khẳng định đây là những thay đổi về xây dựng ngân hàng câu hỏi thi HSA.

GS Nguyễn Tiến Thảo cũng cho biết, nội dung đề thi HSA sẽ phân bổ như sau: lớp 10 khoảng 10%, lớp 11 khoảng 30%, lớp 12 khoảng 60%. Riêng chủ đề Vật lý, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng

5% theo phân bổ chương trình giữa các lớp. Phần thi tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm khoảng 45%; kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình khoảng 15%.

Từ năm 2025, bài thi HSA của ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức có phần thi tiếng Anh và đưa vào phần 3, là phần lựa chọn, thí sinh khi dự thi thì lựa chọn làm bài thi phần Khoa học hoặc tiếng Anh. Phần thi tiếng Anh được thiết kế phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.

Phần thi khoa học thí sinh chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó gồm có các câu hỏi đơn và từ một đến 2 chùm câu hỏi (gồm một ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi).

Với việc chọn 3 chủ đề, thí sinh phải chọn 2 chủ đề thuộc cùng lĩnh vực Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội, với 17 câu hỏi/chủ đề. Chủ đề còn lại có 16 câu hỏi và kèm theo một câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các chủ đề Vật lý, Hóa học, Sinh học có tối thiểu một câu hỏi điền đáp án/chủ đề.

(Theo TPO)

Các tin khác
Cô giáo Trường Tiểu học & THCS Xuân Tầm, huyện Văn Yên đến tận nhà tuyên truyền, vận động khi học sinh thôi hưởng chế độ vùng III.

Công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các địa phương của tỉnh Yên Bái cũng đồng thời với những vấn đề đặt ra trong giải quyết bài toán "thôi hưởng chế độ bán trú” với học sinh bán trú tại các xã vùng III đạt chuẩn NTM.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bổ sung thêm môn Tin học, Công nghệ (ảnh minh hoạ)

Để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang xây dựng dự thảo Thông tư mới về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với những điểm mới.

Năm học 2024 - 2025 là năm học hoàn tất lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. 451 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn Yên Bái đã sẵn sàng vào năm học mới.

Trường TH&THCS xã Tân Nguyên dạy tiếng Việt cho trẻ em là người DTTS trước khi vào lớp 1, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ đón năm học mới.

Chỉ còn ít ngày nữa là bước vào năm học mới. 52 đơn vị trường học trên địa bàn huyện Yên Bình đã tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để sẵn sàng đón học sinh các cấp trở lại trường sau 3 tháng nghỉ hè, hướng đến năm học mới với nhiều thành tựu ấn tượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục