Bộ GD&ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên các cấp

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/4/2025 | 8:15:37 AM

Bộ GD&ĐT vừa công bố thủ tục hành chính lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên mầm non đến giảng viên đại học được đăng ký dự xét thăng hạng.

Bộ GD&ĐT đã công bố danh mục các thủ tục hành chính liên quan đến việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Bộ GD&ĐT đã công bố danh mục các thủ tục hành chính liên quan đến việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

Bộ GD&ĐT đã rà soát, đơn giản hóa và chính thức công bố danh mục các thủ tục hành chính liên quan đến việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên từ bậc mầm non đến đại học.

Trong đó, danh mục thủ tục hành chính gồm các thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh giáo viên giáo viên THPT hạng I, hạng II; giáo viên THCS hạng I, hạng II; giáo viên tiểu học hạng I, hạng II, giáo viên mầm non hạng I, hạng II…

Ví dụ, việc xét thăng hạng giáo viên THPT hạng I thì UBND tỉnh xây dựng đề án với số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng; danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng. Sau đó, dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng cũng như đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức để xét.

Để xét thăng hạng giáo viên thì các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp được xem là căn cứ xác định.

Việc công khai và chuẩn hóa các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Theo hướng dẫn, đối với giáo viên, hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm các giấy tờ gồm:

Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên.

Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định.

Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 3 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023 thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.

Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.

(Theo TPO)

Các tin khác

Khóa học SEO hiện đang được nhiều học viên quan tâm hiện nay. Một khóa học SEO uy tín chính là chìa khóa để bạn nắm vững SEO một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. IMTA là trung tâm đáng tin cậy mang đến những khóa học SEO chất lượng giúp đưa website lên top Google hiệu quả.

Ảnh minh họa.

Ninh Bình cấm tổ chức dạy thêm, học thêm vào các khoảng thời gian trước 7h và sau 21h30 hằng ngày; mỗi lớp học thêm không quá 2 giờ mỗi ngày.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn (TPHCM).

Cách đây 50 năm, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất. Vậy sách giáo khoa lịch sử hiện nay đề cập gì đến chiến dịch này và giáo viên dạy học sinh như thế nào?

Ảnh chụp màn hình từ phóng sự VTV.

Trung tâm dạy thêm tại quận Đống Đa, Hà Nội phải dừng hoạt động từ 12h ngày 23/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục