Việt Nam giành 4 huy chương tại kỳ thi Hóa học "khó nhất hành tinh"

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/5/2025 | 9:05:25 AM

Cả 4 học sinh thi Olympic Hóa học quốc tế Mandeleev (IMChO) đều giành huy chương, gồm hai vàng, hai bạc.

Từ trái qua phải: Trần Hoàng Nam, Nguyễn Ngô Đức, thầy Nguyễn Hùng Huy (trưởng đoàn), Trần Trung Kiên, Đinh Trọng An.
Từ trái qua phải: Trần Hoàng Nam, Nguyễn Ngô Đức, thầy Nguyễn Hùng Huy (trưởng đoàn), Trần Trung Kiên, Đinh Trọng An.

Theo thông báo sáng 13/5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hai học sinh giành huy chương vàng là Trần Trung Kiên (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), Nguyễn Ngô Đức (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).

Huy chương bạc thuộc về Đinh Trọng An (THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Khoa học Tự nhiên) và Trần Hoàng Nam (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).

Trong bốn học sinh, duy nhất Hoàng Nam học lớp 11, còn lại lớp 12.

Năm nay, đoàn Việt Nam có ít thí sinh dự thi hơn năm ngoái (10 em), nhưng số huy chương vàng tăng một.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev là một trong những kỳ thi học thuật danh giá và thách thức nhất, thường được mệnh danh là "kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh".

Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần đầu diễn ra vào năm 1967 do Bộ Giáo dục Liên bang Xô Viết tổ chức. Từ năm 2004, kỳ thi được mở rộng cho học sinh bên ngoài. Hiện, kỳ thi do khoa Hóa, Đại học bang Lomonosov Moscow và quỹ Melnichenkoko chủ trì.

Không chỉ kiểm tra năng lực chuyên môn, ban tổ chức còn hướng tới phát hiện, bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ và tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia.

Kỳ thi năm nay diễn ra từ ngày 5 đến 12/5 tại Brazil, thu hút hơn 190 thí sinh từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các em phải vượt qua hai vòng lý thuyết, một thực hành trong ba ngày. Thời gian làm bài là 5 tiếng mỗi vòng.

Ban tổ chức trao giải chính thức cho 60% số thí sinh tham dự, theo tỷ lệ huy chương vàng, bạc, đồng là 1:2:3.

Đây là năm thứ hai Việt Nam góp mặt tại cuộc thi này. Năm 2024, đoàn Việt Nam có 10 học sinh, giành một vàng, 5 bạc và 4 đồng; đứng thứ ba toàn đoàn, sau Trung Quốc và Nga.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Câu lạc bộ Ngữ văn Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tái hiện trích đoạn tác phẩm văn học “Chiếc lược ngà” bằng hình thức kịch trên sân khấu.

Văn học nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh. Không đơn thuần là những tác phẩm văn chương, văn học nghệ thuật là công cụ mạnh mẽ giúp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực và nhân cách của thế hệ trẻ.

Những năm gần đây, ngành Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Yên Bái đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý và giảng dạy. Đến nay, toàn tỉnh có trên 98,4% giáo viên có ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy và 410 trường đã triển khai sử dụng phần mềm quản lý trường học.

Tiết học tiếng Trung của cô và trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc học ngoại ngữ trở thành một phần quan trọng giúp kết nối văn hóa, tri thức và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Ngoài tiếng Anh, thời gian qua tại Yên Bái, học tiếng Trung Quốc được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhằm trang bị thêm ngôn ngữ mới và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho bản thân.

Đội thi của Trường Tiểu học Trần Phú tham dự Ngày hội STEM huyện Lục Yên năm học 2024 - 2025.

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) đã trở thành một xu hướng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển toàn diện cho học sinh. Tại tỉnh Yên Bái, nhiều trường học, đặc biệt là ở các huyện vùng cao đã chủ động triển khai chương trình này với mục tiêu khơi dậy niềm đam mê khám phá, sáng tạo của học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục