Kỹ thuật trồng keo tai tượng

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2011 | 8:31:27 AM

YBĐT - Sau khi trồng 15 ngày kiểm tra và trồng dặm lại những cây bị chết; chăm sóc trong 3 năm liền.

1. Làm đất: Phát dọn sạch thực bì quanh hố với đường kính từ 1- 1,2 m; nếu trồng rừng tập trung nên phát dọn toàn diện tích là tốt nhất. Cuốc hố theo hình nanh sấu để cây tận dụng thức ăn, quang hợp tốt và chống xói mòn.

Kích thước hố: 40 x 40 x 40 cm, khi cuốc để đất mặt 1 bên, đất củ để 1 bên, lấp hố trước khi trồng từ 10 - 15 ngày; lấp 2/3 hố bằng lớp đất mặt tơi nhỏ + phân bón. Bón lót: 0,2 kg NPK/ hố, trộn đều phân với lớp đất mặt, sau đó lấp đầy hố.

2. Thời vụ trồng: Vụ xuân: từ tháng 2 - 4 Dương lịch;  vụ thu: từ tháng 7 - 9 Dương lịch.

3. Mật độ trồng: Trồng với mật độ 1.660 cây/ha. Khoảng cách: hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2m.

4. Tiêu chuẩn cây giống: Cây khoẻ mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh, không cong queo, cụt ngọn, còn nguyên bầu, chiều cao cây từ 25- 30 cm. Tuổi cây từ 3 - 3,5 tháng (vụ xuân),  2,5 - 3 tháng (vụ thu).

5. Trồng cây: Chọn ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ khi đất trong hố đã đủ ẩm để trồng cây. Dùng cuốc moi đất giữa hố vừa đủ đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu bằng cật nứa hoặc dao nhỏ, đặt cây ngay ngắn giữa hố. Lấp đất dần xung quanh bầu cho chặt, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 1- 2 cm, sau đó dùng cỏ rác tủ gốc giữ ẩm cho cây.

6. Chăm sóc: Sau khi trồng 15 ngày kiểm tra và trồng dặm lại những cây bị chết; chăm sóc trong 3 năm liền.

- Năm đầu tiên, chăm sóc 2 lần: lần 1 sau khi trồng 1- 2 tháng, cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dãy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 0,8 - 1m. Lần 2 vào tháng 10 - 11, phát thực bì toàn diện, dãy cỏ vun xới quanh gốc rộng 1 m (Nếu trồng rừng vụ thu chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10 - 11).

- Năm thứ 2, chăm sóc 3 lần: lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như năm đầu tiên; bón thúc mỗi gốc 200g phân NPK hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh. Lần 2 vào tháng 7 - 8, phát thực bì toàn diện, dãy cỏ vun xới quanh gốc cây 1m, tỉa cành cao đến 1m. Lần 3 vào tháng 10 - 11, phát thực bì quanh gốc rộng 1m.

- Năm thứ 3, chăm sóc 2 lần: lần 1 vào tháng 3 - 4, phát thực bì toàn diện tích; làm cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần 2 như lần 1 nhưng rạch bón phân cách gốc 40 - 50cm. Lần 2 vào tháng 7 - 8, phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh.

KS. Lê Thị Hải Yến (Trung tâm Khuyến nông Yên Bái)

Các tin khác
Lớp học nghề may tại Trung tâm dạy nghề huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Đại Phác là một xã thuần nông của huyện Văn Yên với gần 90% lao động tham gia sản xuất nông - lâm nghiệp. Lao động qua đào tạo của xã chiếm tỷ lệ thấp, từ 15 - 18%, chủ yếu là tham gia các lớp tập huấn, các lớp đào tạo nghề ngắn hạn.

Sau khi đi XKLĐ trở về, nhiều người vẫn phải quay lại nghề nông với thu nhập thấp.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng lao động xuất khẩu trở về khó tìm việc trong khu vực chính thức (công ty, doanh nghiệp) do thiếu thông tin, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp.

Sau khi trở về nước, trình độ ngoại ngữ, tay nghề, tác phong làm việc và nhận thức xã hội của lao động tốt hơn so với trước.

Đây là thông tin Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân tại 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của trung ương diễn ra tại Hà Nội, ngày 16-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục