Sơ kết thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Để người lao động lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2011 | 3:06:05 PM

YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Yên Bái đã mở được 120 lớp đào tạo nghề cho 3250 học viên, đạt 52 % kế hoạch.

Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ

Ngày 29/8, đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của tỉnh Yên Bái đã tham gia cuộc giao ban trực tuyến giữa Ban chỉ đạo Trung ương với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố về tình hình triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-Ttg về Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm 2011 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân  - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương chủ trì buổi giao ban.

Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính  phủ, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã tổ chức dạy nghề cho trên 267 nghìn lượt người, đạt 53 % kế hoạch, trong đó, 48,4% học các nghề nông nghiệp, 51,6% học các nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới sau khi học nghề đạt mức cao.

Sau đào tạo ở một số lĩnh vực, địa phương đã có hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở địa phương. Nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhận thức của người dân về học nghề được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành tỷ lệ lao động nông thôn học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới phù hợp với nghề đào tạo chưa đạt mục tiêu của Đề án, các mô hình thí điểm cấp huyện đến nay chưa rõ nét.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Yên Bái đã mở được 120 lớp đào tạo nghề cho 3250 học viên, đạt 52 % kế hoạch. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của các cơ sở đào tạo nghề đã được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thông qua việc triển khai thực hiện Đề án đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và người lao động về vai trò của công tác đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa phương.

    Nhiều lao động nông thôn ở Yên Bái đã qua đào tạo nghề được giới thiệu việc làm

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh cũng gặp khó khăn do đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu về số lượng, trình độ kinh nghiệm và năng lực dạy nghề còn hạn chế. Việc tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đạt thấp, việc giới thiệu lao động sau khi học nghề đi làm việc ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn do người lao động (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) chưa thích ứng với điều kiện sản xuất công nghiệp.

Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này, trong đó tập trung vào công tác tuyên  truyền, nâng cao năng lực mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; xây dựng các mô hình thí điểm về đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Phát biểu kết luận buổi giao ban, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu trong thời gian tới, các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Trung ương cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án trong năm 2011; hoàn chỉnh các tiêu chí đánh giá để phân xếp loại việc thực hiện Đề án này tại các địa phương.

Đối với các địa phương, cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Đề án; ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong triển khai thực hiện Đề án này. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, để người có nhu cầu học nghề có được những thông tin cơ bản về nghề và nhu cầu việc làm của thị trường đối với ngành nghề được đào tạo; về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người học, về chất lượng dạy nghề của các cơ sở đào tạo để người lao động lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường.

PV

Các tin khác
Nhiều lao động nông thôn ở Văn Yên có thu nhập từ nghề chẻ quế khô

YBĐT - Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Đại Phác là minh chứng cụ thể nhất của công tác này tại Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Mô hình nuôi gà bán công nghiệp của gia đình ông Nguyễn Duy Nghĩa cho thu nhập mỗi năm vài chục triệu đồng.

YBĐT - Nhằm góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đồng thời hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năm 2008, Trạm Khuyến nông Yên Bình đã triển khai thực hiện Dự án chăn nuôi gà bán công nghiệp tại xã Văn Lãng (Yên Bình). Từ mô hình này, ở Văn Lãng đã có hàng chục hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Từ nay đến cuối năm, ngành lao động TB&XH đặt mục tiêu tập trung tạo việc làm, dạy nghề và giảm nghèo để góp phần bảo đảm an sinh xã hội...

Giờ thực hành quấn mô tơ của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

YBĐT - thôn, việc tìm và giới thiệu, tạo việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, đem lại thu nhập ổn định cho lao động nông thôn đang được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục