Lục Yên: Triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/9/2011 | 9:15:15 AM

YBĐT - Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên vừa tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT huyện Lục Yên, giai đoạn 2011 - 2020.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 27-CT/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên vừa tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT huyện Lục Yên, giai đoạn 2011 - 2020.

Theo đó, mục tiêu từ nay đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 48%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 28%; năm 2020, tỷ lệ qua đào tạo đạt 63%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 40%. Huyện sẽ tổ chức dạy nghề cho khoảng 14.250 LĐNT, bình quân mỗi năm thực hiện đào tạo nghề cho trên 1.400 LĐNT.

Đề án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2011 - 2015, tuyển sinh và đào tạo nghề cho khoảng 6.750 người, giai đoạn 2015 - 2020 đào tạo nghề cho khoảng 7.500 người. Trong đó: 60% đào tạo nghề nông nghiệp, 40% nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề tối thiểu đạt 70%. Tỷ lệ các cấp trình độ đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 gồm: sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 98,5%, trung cấp nghề đạt 1,5%. Giai đoạn 2015 – 2020, tỷ lệ trung cấp nghề đạt 8%, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên đạt 92%.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo sẽ giảm dần tỷ trọng lao động được đào tạo nghề trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản từ 60% giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 50% giai đoạn 2015 - 2020, công nghiệp - xây dựng từ 28% lên 30% và dịch vụ, thương mại từ 12% lên 20%. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 67 tỷ đồng, nguồn kinh phí thực hiện do Trung ương và tỉnh hỗ trợ theo Quyết định 1956 và Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

Đối tượng được thụ hưởng đề án là LĐNT trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Ưu tiên dạy nghề cho đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ không có đất canh tác, đồng bào người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động vùng 135… Các lĩnh vực dạy nghề gồm: nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông - lâm - thủy sản, quản lý trang trại…) và các nghề phi nông nghiệp (sửa chữa máy móc, may mặc, cơ khí, điện tử, điện dân dụng, thủ công mỹ nghệ…).

Được biết, đến cuối năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 33%, trong đó, qua đào tạo nghề đạt 15,5%. Trung tâm Dạy nghề huyện tuy mới thành lập từ năm 2005 đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, bổ sung đội ngũ giáo viên, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy nghề, đáp ứng một phần nhu cầu thị trường lao động.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so với yêu cầu, chất lượng và hiệu quả chưa cao, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp. Vì vậy, việc triển khai đề án sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lý, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.

Minh Tuấn

Các tin khác
Giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Chấn hướng dẫn bà con xã Suối Quyền tiêm phòng dịch cho trâu, bò.

YBĐT - Huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ tiếp tục khai thác và kết hợp các hình thức đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn.

YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Yên Bái đã mở được 120 lớp đào tạo nghề cho 3250 học viên, đạt 52 % kế hoạch.

Nhiều lao động nông thôn ở Văn Yên có thu nhập từ nghề chẻ quế khô

YBĐT - Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Đại Phác là minh chứng cụ thể nhất của công tác này tại Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Mô hình nuôi gà bán công nghiệp của gia đình ông Nguyễn Duy Nghĩa cho thu nhập mỗi năm vài chục triệu đồng.

YBĐT - Nhằm góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đồng thời hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năm 2008, Trạm Khuyến nông Yên Bình đã triển khai thực hiện Dự án chăn nuôi gà bán công nghiệp tại xã Văn Lãng (Yên Bình). Từ mô hình này, ở Văn Lãng đã có hàng chục hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục