Tiếp tục thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/10/2011 | 2:07:50 PM

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện tốt việc gắn kết 3 bên, thực hiện đủ 4 có, 4 biết trong quá trình triển khai Đề án này.

Tức là gắn kết người dạy, người học và chính quyền địa phương; thực hiện đủ 4 có là Ban Chỉ đạo, quy hoạch nguồn nhân lực, danh sách cơ sở dạy nghề, giới thiệu chương trình dạy nghề trên truyền hình địa phương đối với địa phương. Đồng thời, 4 biết đối với người học gồm: biết địa chỉ làm sau khi học nghề, địa chỉ dạy nghề gắn với việc làm tốt, các chính sách hỗ trợ, địa chỉ cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

Cũng theo chỉ đạo này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục tổ chức tốt việc thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa và Bến Tre, song song đó chuẩn bị tổng kết, báo cáo kết quả thí điểm khi tiến hành sơ kết xây dựng mô hình điển hình toàn quốc.

Đến nay, đề án đã được triển khai năm thứ 2. Hiện đã có  52 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn cấp tỉnh. Các địa phương đã triển khai thí điểm mô hình dạy nghề ở các làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới...Mục tiêu năm nay là dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lớp sửa chữa xe gắn máy tại Trung tâm dạy nghề quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã thảo luận về Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.

Dạy nghề khảm trai tại Chuyên Mỹ (Phú Xuyên).

Dự kiến số tiền đầu tư cho chương trình đào tạo nghề từ nay đến năm 2020 khoảng 10.000 tỷ đồng...

Đến năm 2020, huyện Trạm Tấu đào tạo nghề cho khoảng 10.000 người, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 800 - 950 lao động nông thôn

YBĐT - Toàn huyện Trạm Tấu hiện có 13.387 lao động trong độ tuổi (chiếm 49,8% dân số), trong đó nữ chiếm 47%, hiện 515 người đang thiếu việc làm, chủ yếu là lao động nông thôn, nên tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện còn ở mức cao: 69,6% (theo tiêu chí mới).

Giai đoạn 2011 - 2015, tập trung dạy nghề chủ yếu ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng và chăm sóc rừng, dịch vụ nông nghiệp... (Ảnh: Lao động cơ sở chế biến gốc ván vận hành máy bóc gỗ) (Ảnh: Mạnh Cường)

Theo Bộ NN-PTNT, để thực hiện chương trình “Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Bộ NN-PTNT đang kiến nghị Chính phủ phê duyệt thêm nguồn vốn bổ sung khoảng 10.000 tỷ đồng để thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục