Cần thêm 10.000 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/9/2011 | 7:53:54 AM

Theo Bộ NN-PTNT, để thực hiện chương trình “Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Bộ NN-PTNT đang kiến nghị Chính phủ phê duyệt thêm nguồn vốn bổ sung khoảng 10.000 tỷ đồng để thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Giai đoạn 2011 - 2015, tập trung dạy nghề chủ yếu ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng và chăm sóc rừng, dịch vụ nông nghiệp... (Ảnh: Lao động cơ sở chế biến gốc ván vận hành máy bóc gỗ) (Ảnh: Mạnh Cường)
Giai đoạn 2011 - 2015, tập trung dạy nghề chủ yếu ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng và chăm sóc rừng, dịch vụ nông nghiệp... (Ảnh: Lao động cơ sở chế biến gốc ván vận hành máy bóc gỗ) (Ảnh: Mạnh Cường)

Trong đó, tổng kinh phí dự kiến chi cho việc phát triển chương trình, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và kinh phí dạy nghề ngắn hạn 9.000 tỷ đồng. Số tiền đầu tư cơ sở vật chất là 952,5 tỷ đồng. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được giao cho Bộ LĐTB-XH thực hiện từ năm 2010 với mục tiêu mỗi năm đào tạo 1 triệu lao động. Tổng nguồn vốn ngân sách gần 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên mới đây, giữa Bộ NN-PTNT và Bộ LĐTB-XH đã bàn bạc lại, theo đó giao toàn bộ phần dạy nghề nông nghiệp cho lao động về Bộ NN-PTNT đảm nhận.

Theo mục tiêu mới Bộ NN-PTNT đặt ra đến năm 2020, trung bình mỗi năm dạy nghề nông nghiệp cho khoảng 300.000 lao động nông thôn trên cả nước, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo từ 20% năm 2011 lên 50% vào năm 2020.

Giai đoạn 2011 - 2015, tập trung dạy nghề chủ yếu ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng và chăm sóc rừng, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ nông nghiệp...

Giai đoạn còn lại, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại trên cơ sở tích tụ ruộng đất và thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Nhiều địa phương đã sử dụng lao động tại chỗ. (Trong ảnh: Lao động địa phương xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn tham giao lao động tại công trình thủy lợi Thác Hoa).

Theo Cục Việc làm, Bộ LĐTB-XH, 8 tháng đầu năm 2011, cả nước đã tạo việc làm cho trên 992.000 lao động, đạt 62% kế hoạch năm.

Hội viên phụ nữ huyện Trạm Tấu tích cực tham gia các lớp học nghề được mở tại huyện.

YBĐT - Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, Yên Bái xác định công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT là một trong những hoạt động quan trọng để thực hiện hiệu quả Đề án.

Lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Nếu số lao động bất hợp pháp tại Malaysia không chịu về nước trước 31/10 sẽ có nguy cơ bị bắt giữ và trục xuất.

Việt Nam đang thiếu lao động có tay nghề cao.

Từ ngày 5 đến 8/10, 13 bạn trẻ Việt Nam sẽ tranh tài với trên 1.000 thí sinh đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trong hội thi tay nghề thế giới, tổ chức tại London (Anh).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục