Yên Bái đào tạo nghề nhu cầu thị trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/5/2012 | 10:03:32 AM

YBĐT - Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT (Đề án 1956) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra cơ hội cho nông dân được tiếp cận với các chương trình đào tạo nghề, có việc làm và thu nhập ổn định. Qua gần 2 năm triển khai ở Yên Bái, Đề án đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Mây tre đan là 1 trong những nghề được đào tạo theo nhu cầu của lao động nông thôn.
Mây tre đan là 1 trong những nghề được đào tạo theo nhu cầu của lao động nông thôn.

Gia đình chị Lò Thị Huệ có một cửa hàng may nhỏ ở thôn Nà Kè, xã Gia Hội, huyện Văn Chấn. Trước đây, cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên đời sống gặp không ít khó khăn. Nhờ được theo học lớp may mặc do huyện tổ chức theo Đề án 1956, chị đã mở được cửa hàng may và có thêm đồng ra đồng vào, cải thiện phần nào đời sống.

Trường hợp gia đình chị Huệ chỉ là một trong rất nhiều trường hợp mà Đề án 1956 mang lại cho người nông dân. Là đề án được ưu tiên về vốn đầu tư với tổng kinh phí gần 26 nghìn tỷ đồng, triển khai từ tháng 10/2010 với sự chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến huyện, xã, sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể nên đã có kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Trong hai năm 2010 - 2011 đã dạy nghề cho trên 11 nghìn LĐNT, trong đó được chia ra làm 3 nhóm đối tượng, đào tạo nghề cho LĐNT theo lĩnh vực (nông nghiệp là 5.309 người, phi nông nghiệp 6.220 người), tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề đạt gần 50%.

Với cách làm sáng tạo, tổ chức dạy nghề cho nông dân thông qua một số mô hình hiệu quả như chăn nuôi lợn tại xã Đại Phác, huyện Văn Yên và triển khai xây dựng 9 mô hình dạy nghề nông nghiệp trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố.

Đến tháng 4/2008, trên địa bàn tỉnh đã có 9/9 trung tâm dạy nghề công lập được thành lập và Trung tâm Dạy nghề Nghĩa Lộ được nâng cấp thành trường trung cấp nghề. Các cơ sở dạy nghề đã và đang được đầu tư những trang thiết bị dạy nghề với số vốn Trung ương là 37.400 triệu đồng, đảm bảo đáp ứng đào tạo nghề cho LĐNT.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình thí điểm dạy nghề được triển khai, đối với mô hình dạy nghề nông nghiệp đã tổ chức xây dựng một mô hình thí điểm lớp dạy nghề chăn nuôi lợn cho 30 LĐNT tại xã Đại Phác, huyện Văn Yên. Sau khi học xong 100% học viên đã có việc làm ổn định. Mô hình này thành công, tỉnh tiếp tục triển khai 9 mô hình dạy nghề nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh cho 255 người. Đối với mô hình phi nông nghiệp, đã triển khai dạy nghề cho 130 LĐNT, gần 90% có việc làm...

Qua 2 năm thực hiện Đề án 1956, Yên Bái đã thực hiện cơ bản các yêu cầu, nhiệm vụ theo quyết định của Chính phủ đề ra, góp phần nâng cao chất lượng tay nghề cho LĐNT, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn phục vụ cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn như: tỷ lệ LĐNT chưa qua đào tạo còn cao, tập trung vào người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người không có điều kiện áp dụng kiến thức nghề đã học vào thực tế, việc mở các lớp và vận động người dân theo học cũng gặp không ít khó khăn, một số cơ sở đào tạo chưa phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Để Đề án 1956 được triển khai có hiệu quả, trong thời gian tới, Yên Bái cần có các giải pháp tích cực, quyết liệt và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành liên quan và cả hệ thống chính trị. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2015 đạt 50%, giai đoạn 2012 - 2015 dạy nghề cho 30.750 LĐNT . Trong đó, dạy nghề nông nghiệp: 20.500 người, dạy nghề phi nông nghiệp: 10.250 người, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt từ 50 - 70%. Điều quan trọng là cần tập trung chuyển từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động.

Minh Tuấn

Các tin khác

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) và Hội Liên hiệp phụ nữ VN đã đưa vào hoạt động thí điểm Văn phòng hỗ trợ lao động ngoài nước (MRC).

YBĐT - Cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đảm bảo người lao động sau khi học nghề có được kỹ năng nghề tốt, Trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ còn đặc biệt quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo.

Người dân xã Đại Phác, huyện Văn Yên làm bầu cây mướp đắng giống.

YBĐT - Yên Bái có tới 80,91% lao động tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm tới 83,26% lực lượng lao động tham gia sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

5 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 612.138 người (ảnh minh họa)

Trong 5 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 612.138 người, trong đó xuất khẩu lao động ước đạt trên 32.138 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục