Thành phố Yên Bái gắn đào tạo nghề với xu hướng phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/6/2012 | 9:09:49 AM

YBĐT - Năm 2011, thành phố Yên Bái đã tổ chức 10 lớp đào tạo nghề cho 276 học viên, trong đó Trung tâm Dạy nghề thành phố 8 lớp, Trung tâm Dạy nghề tỉnh 1 lớp, Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề thành phố 1 lớp.

Giáo viên trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế Hà Nội hướng dẫn học viên lớp dạy nghề nấu ăn xã Phúc Lộc cách tỉa hoa từ rau, củ, quả.
Giáo viên trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế Hà Nội hướng dẫn học viên lớp dạy nghề nấu ăn xã Phúc Lộc cách tỉa hoa từ rau, củ, quả.

Có được điều này chính nhờ sự chung tay của các địa phương, các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp, đặc biệt là nỗ lực của mỗi người đã tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Bà Nguyễn Thị Phương - Trưởng phòng Lao động, Thương binh & Xã hội thành phố Yên Bái cho hay: “Hiện nay, thành phố tiếp tục tập trung đào tạo nghề, chú trọng nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là tại các xã xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó lồng ghép dạy nghề với tuyên truyền, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn; phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thu hút và giải quyết việc làm cho lao động đã qua đào tạo”.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn thành phố có 8.935 lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề. Trong đó, trên 1.200 người có nhu cầu đào tạo ở trình độ cao đẳng và trung cấp nghề, trên 3.100 người có nhu cầu theo học sơ cấp nghề, trên 4.500 trường hợp mong muốn được đào tạo ngắn hạn từ 1 - 3 tháng.

Đến nay, có 1.724 lao động đã qua các lớp đào tạo nghề nằm trong chương trình đào tạo nghề theo Đề án 1956, trong đó có 631 lao động nông thôn được đào tạo các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Thành phố cũng thực hiện 2 mô hình điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm: 1 mô hình dạy nghề nông nghiệp tại xã Văn Phú và 1 mô hình phi nông nghiệp tại xã Phúc Lộc.

Có 210 học viên ở các xã Minh Bảo, Văn Tiến, Văn Phú, Nam Cường, Tuy Lộc sau khi học nghề đã tự tạo việc làm, tăng hiệu quả và năng suất lao động, quy mô sản xuất nhờ vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế một cách khoa học, xóa dần cách làm truyền thống; 70% số lao động nông thôn theo học các nghề phi nông nghiệp có việc làm sau học nghề với mức lương trung bình 120.000 đồng/công/ngày làm việc.

Những trường hợp tham gia học nghề đều được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Năm 2011, thành phố Yên Bái đã tổ chức 10 lớp đào tạo nghề cho 276 học viên, trong đó Trung tâm Dạy nghề thành phố 8 lớp, Trung tâm Dạy nghề tỉnh 1 lớp, Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề thành phố 1 lớp.

Năm 2012, thành phố tiếp tục đào tạo 525 lao động nông thôn gồm: đào tạo nghề nông - lâm nghiệp thủy sản cho 175 học viên; đào tạo nghề công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ cho 350 học viên; đào tạo về công nghệ thông tin cho 50 học viên; phấn đấu tỷ lệ lao động được tạo việc làm sau khi học nghề đạt từ 70% - 80%.

Bà Nguyễn Thị Phú ở thôn 1 - xã Phúc Lộc bộc bạch: “Gia đình tôi phải thu hồi đất phục vụ cho các dự án xây dựng trên địa bàn xã. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền xã và Trung tâm Dạy nghề thành phố đã tổ chức lớp dạy nghề nấu ăn cho chị em địa phương. Qua lớp học này, chúng tôi hiểu thêm các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và hy vọng, sau khi kết thúc khóa học sẽ thành lập được các tổ, nhóm nấu ăn phục vụ đám cưới, hội họp hoặc mở các cơ sở phục vụ ăn uống cho bà con địa phương”.

Giúp người dân chuyển đổi sang các nghề phi nông nghiệp cũng như tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao là một trong những nhân tố quan trọng để đảm bảo yêu cầu an sinh xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chính vì vậy, thành phố đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề và cơ sở cung ứng, giới thiệu việc làm gắn với định hướng cho lao động có nhu cầu học nghề.

Các ngành, nghề đào tạo đã được đa dạng hoá theo hướng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các nghề có tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, khách sạn, nhà hàng…

Tiến sĩ Vũ Văn Thoại - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội cho biết: Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội ký biên bản hợp tác toàn diện với thành phố Yên Bái về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như xây dựng làng nghề truyền thống, xây dựng thương hiệu miến đao và đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ.

Hiện tại, chúng tôi phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thành phố tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, tạo việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp. Chúng tôi dự kiến mở thêm 5 lớp về sửa chữa điện thoại, nghề mộc truyền thống và những nghề dễ tìm việc làm như gò, hàn, sửa chữa xe máy nhằm giúp lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sau khi được đào tạo nghề có thể có việc làm ổn định.

Sự chung sức của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố cùng sự đóng góp của các doanh nghiệp đã từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 và đạt hiệu quả tích cực về mặt xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Các chương trình đào tạo đều được thực hiện theo hướng cầm tay chỉ việc gắn với thực tế, giúp người lao động có thể ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, tìm được việc làm phù hợp và đảm bảo đầu ra cho lao động sau khi đào tạo. Qua đó cũng đã tạo đà nâng cao hơn nữa chất lượng lao động qua đào tạo nghề để đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái.

Bích Liên

Các tin khác
Cán bộ kỹ thuật cùng bà con kiểm tra tình hình phát triển của giống lúa HT1 tại xã Hợp Minh.

YBĐT - Vụ đông xuân vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện Dự án sản xuất giống lúa chất lượng cao HT1 tại xã Hợp Minh (thành phố Yên Bái). Từ Dự án này, các hộ nông dân đã nắm bắt được tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh lúa cho năng suất và chất lượng cao.

Bê tông hóa đường GTNT ở xã Y Can (Trấn Yên). (Ảnh: Quyết Thắng)

YBĐT - Những năm qua, Hội Nông dân xã Văn Tiến (thành phố Yên Bái) đã vận động hội viên tích cực đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Những kết quả bước đầu đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gặp mặt những học sinh đạt giải Trần Văn Ơn năm 2011-2012.

Đào tạo nghề và nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam từ nay đến năm 2020.

Mây tre đan là 1 trong những nghề được đào tạo theo nhu cầu của lao động nông thôn.

YBĐT - Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT (Đề án 1956) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra cơ hội cho nông dân được tiếp cận với các chương trình đào tạo nghề, có việc làm và thu nhập ổn định. Qua gần 2 năm triển khai ở Yên Bái, Đề án đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục