Yên Bái: Tập trung nâng cao chất lượng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu dạy nghề năm 2012

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/8/2012 | 3:09:00 PM

YBĐT - Ngày 4/8, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị bàn biện pháp nâng cao chất lượng và phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề năm 2012. Đồng chí Ngô Thị Chinh – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 chủ trì hội nghị.

Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ

Sau hai năm triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, tỉnh Yên Bái đã đào tạo nghề cho 11.324 lao động, trong đó nhóm nghề nông nghiệp là 5.104 người, nhóm nghề phi nông nghiệp 6.220 người, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 45 – 50%.  6 tháng đầu năm 2012, đã dạy nghề cho 1.571/6140 LĐNT, đạt 24,5% kế hoạch tỉnh giao.

Qua đánh giá cho thấy, chất lượng dạy nghề của tỉnh ngày càng được cải thiện; cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đã được đầu tư cơ bản, đáp ứng yêu cầu đào tạo; đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề ngày càng được quan tâm đào tạo nâng cao về trình độ, kỹ năng nghề.

Công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, thực hiện nhiệm vụ đặt hàng dạy nghề; xây dựng các mô hình thí điểm về dạy nghề đã đáp ứng được yêu cầu. Công tác dạy nghề đã gắn với tạo việc làm. Nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty xi măng Yên Bái. Công ty YBB Yên Bái, công ty Cổ phần Sao Việt, công ty Canon… 

Tuy nhiên, quy mô tuyển sinh dạy nghề ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề thấp; chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của thị trường lao động. Các trường, các trung tâm dạy nghề thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề để học viên có điều kiện thực hành trong môi trường sản xuất thực tế và tiếp cận với tiến bộ khoa học. Việc tư vấn hướng nghiệp học nghề, việc làm trong các trường phổ thông chưa hiệu quả.

Kết quả khảo sát nắm bắt nhu cầu học ở một số địa phương chưa sát thực tiễn, do đó việc thực hiện các chỉ tiêu đào tạo nghề khó khăn, phải điều chỉnh nhiều.

  

Các đại biểu phát biểu thảo luận tại hội nghị

Tại hội nghị, các ý kiến  thảo luận đều cho rằng cần tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường triển khai các hoạt động của Đề án 1956, tiếp tục triển khai đấu thầu, đặt hàng dạy nghề cho LĐNT đợt 2 từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục triển khai các mô hình dạy nghề thí điểm cho LĐNT, tăng cường dạy nghề với giới thiệu việc làm cho người lao động và liên kết với các trường ngoài tỉnh để tuyển sinh đào tạo ở trình độ trung cấp và cao đẳng nghề. Tăng tỷ lệ kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT đảm bảo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề cho LĐNT theo đề án đã được phê duyệt.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Ngô Thị Chinh – Phó chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những cố gắng của các địa phương, đơn vị, các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian qua. Tuy nhiên, các đơn vị dạy nghề chưa chủ động trong công tác tuyển sinh, đào tạo nghề. Sự phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho LĐNT qua đào tạo nghề còn hạn chế nên chưa thu hút được người học.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Thị Chinh yêu cầu các địa phương, đơn vị, các cơ sở đào tạo nghề phải có kế hoạch cụ thể, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án về đào tạo nghề, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2012; đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ sở dạy nghề trong việc thực hiện các chỉ tiêu đào tạo nghề cho LĐNT; chủ động phối hợp để cùng tháo gỡ khó khăn hoàn thành nhiệm vụ dạy nghề.

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần chủ động liên kết với các trường ngoài tỉnh để đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy nghề năm 2012 trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề năm 2013 cho phù hợp.

PV

Các tin khác

YBĐT - Hoạt động dạy nghề phải gắn với tạo việc làm là vấn đề đặt ra đối với Trạm Tấu, song cần thiết hơn là phải lựa chọn các nghề phù hợp với địa phương, đồng thời bám vào kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Anh Lý Tu Xình ở xã La Pán Tẩn sau khi học nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải anh đã mở hiệu sửa chữa và mang lại thu nhập ổn định.

YBĐT - Để công tác đào tạo nghề cho nông dân vùng cao ngày càng phát huy được hiệu quả rất cần sự quan tâm của các ban ngành trong huyện và tỉnh Yên Bái như bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, xây dựng xưởng thực hành, ký túc xá, bếp ăn tập thể cho học viên ở xa trung tâm huyện.

Một lớp dạy nghề cắt may cho phụ nữ của Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Mạnh Cường)

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), hiện cả nước có trên 1.180 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Dự kiến đến năm 2015 số lượng cơ sở dạy nghề sẽ tăng lên 1.410 và đến năm 2020 sẽ đạt con số 1.590.

Phương pháp truyền tinh nhân tạo là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng con giống.

YBĐT - Trong chăn nuôi, chất lượng con giống luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, vì vậy, phương pháp truyền tinh nhân tạo được coi là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng con giống, tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi hàng hóa tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục