Đến 2015, dạy nghề và tạo việc làm cho 250.000 người khuyết tật

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/8/2012 | 7:53:56 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 trong đó đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.

Hằng năm 70% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 60.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

Giai đoạn 2016-2020, 100% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cơ bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật; 50% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông...

Một trong các hoạt động của đề án là phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu; bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý tham gia giáo dục trẻ khuyết tật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật ngôn ngữ, tự kỷ.

Ngoài ra, đề án cũng sẽ nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình dạy, học nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật; xây dựng thí điểm mô hình phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật tại một số tỉnh. Kinh phí dạy nghề cho người khuyết tật được bố trí trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề với mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch như tập huấn sáng tác hội họa, âm nhạc cho người khuyết tật; hoàn thiện và phát triển 15 môn thể thao dành cho người khuyết tật tập luyện, thi đấu; tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia thi đấu thể thao trong nước và ngoài nước.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Toàn cảnh hội nghị

YBĐT - Ngày 4/8, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị bàn biện pháp nâng cao chất lượng và phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề năm 2012. Đồng chí Ngô Thị Chinh – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 chủ trì hội nghị.

YBĐT - Hoạt động dạy nghề phải gắn với tạo việc làm là vấn đề đặt ra đối với Trạm Tấu, song cần thiết hơn là phải lựa chọn các nghề phù hợp với địa phương, đồng thời bám vào kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Anh Lý Tu Xình ở xã La Pán Tẩn sau khi học nghề sửa chữa xe máy tại Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải anh đã mở hiệu sửa chữa và mang lại thu nhập ổn định.

YBĐT - Để công tác đào tạo nghề cho nông dân vùng cao ngày càng phát huy được hiệu quả rất cần sự quan tâm của các ban ngành trong huyện và tỉnh Yên Bái như bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, xây dựng xưởng thực hành, ký túc xá, bếp ăn tập thể cho học viên ở xa trung tâm huyện.

Một lớp dạy nghề cắt may cho phụ nữ của Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Mạnh Cường)

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), hiện cả nước có trên 1.180 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Dự kiến đến năm 2015 số lượng cơ sở dạy nghề sẽ tăng lên 1.410 và đến năm 2020 sẽ đạt con số 1.590.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục