Văn Yên đa dạng ngành nghề đào tạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/8/2012 | 2:52:19 PM

YBĐT - Những năm qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên (Yên Bái) đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, từng bước đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo; quy mô dạy nghề được mở rộng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT).

Đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề Văn Yên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Ảnh: Cán bộ, giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề Văn Yên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Ảnh: Cán bộ, giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Vân - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Văn Yên cho biết: "Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, yếu tố quan trọng là phát triển, nâng cấp cơ sở dạy nghề. Hiện nay, Trung tâm đang được đầu tư xây dựng theo Quyết định 1306/QĐ-UBND tỉnh với tổng kinh phí 50 tỷ đồng gồm các hạng mục công trình: nhà công vụ giáo viên, hội trường kết hợp thư viện, nhà kho, xây dựng khu vườn thực nghiệm và trung tâm nhiên cứu (cơ sở 2) ở thôn Yên Dũng, xã Yên Hợp...

Qua đây đã cải thiện các điều kiện, nâng cao hiệu quả đào tạo. Trung tâm phấn đấu đến năm 2015 trở thành trung tâm dạy nghề kiểu mẫu đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với đó, hiện nay, 10 giáo viên của trung tâm đã đều đạt chuẩn. Hết tháng 6/2012, đơn vị đã đào tạo cho 216 lao động (ngắn hạn 117 lao động, cao đẳng nghề 64 sinh viên và 35 sơ cấp nghề), mở 3 lớp dạy nghề thường xuyên với 90 học viên tại các xã: Lang Thíp, Lâm Giang, Mậu Đông với các nghề: chăn nuôi - thú y, quản lý và phát triển trang trại, bảo vệ thực vật; phối hợp với Chương trình phát triển vùng Văn Yên (ADP) tổ chức khảo sát thanh niên có nhu cầu học nghề tại các xã thuộc vùng dự án, mở lớp học nghề chăn nuôi - thú y ở xã Yên Hợp cho 26 thanh niên... bà Vân bổ sung thêm.

Với nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, công tác đào tạo nghề ở Văn Yên ngày càng thu được nhiều kết quả đáng mừng. Bà Phạm Thị Hải - Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết: "Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo nghề, Văn Yên sẽ tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề, có chính sách, chế độ thể hiện sự quan tâm, động viên đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên. Mặt khác, nắm bắt những ý kiến góp ý từ phía doanh nghiệp để cơ sở dạy nghề từng bước điều chỉnh chương trình đào tạo…".

Để đạt được mục tiêu mỗi năm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 4%, thời gian tới các cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho lao động nông thôn nhận thấy tầm quan trọng của học nghề; liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Theo thống kê, địa bàn Văn Yên có 65.580 lao động, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 56%. Qua khảo sát nhu cầu học nghề của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, Văn Yên có trên 7 nghìn lao động đăng ký học 14 ngành, nghề, trong đó, nhu cầu học nghề xây dựng, sửa chữa xe máy chiếm gần một nửa nhu cầu đăng ký, tập trung ở các xã vùng thấp như: Xuân Ái, Tân Hợp... Nhiều học viên có tay nghề vững đã tự đứng ra thầu các công trình.

Minh Tuấn

Các tin khác
Học viên khoa cơ khí hệ trung cấp trường Đại học công nghiệp TPHCM trong giờ thực hành trên máy phay.

Sáng 21-8, trước khi trả lời chất vấn trực tiếp trong khuôn khổ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình đào tạo nghề, công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Lớp học nghề may tại trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ.

YBĐT - Hoạt động dạy nghề phải gắn với tạo việc làm song cần thiết hơn là phải lựa chọn các nghề phù hợp, đồng thời bám sát kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Có như thế, mới mong công tác đào tạo nghề và chuyển đổi ngành nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao nhất.

Ngày 10-8, tại Hải Dương, Bộ LĐTB-XH tổ chức hội nghị hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Quan hệ cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã bắt đầu từ năm 1993.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 trong đó đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục