Lục Yên phát triển chăn nuôi thủy sản

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/3/2013 | 3:00:07 PM

YBĐT - Những năm gần đây, nhờ tận dụng được diện tích mặt nước, mở rộng ao, đầm, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã đẩy mạnh nuôi thủy sản theo hướng hàng hóa với quy mô ngày một lớn.

Ông Tống Văn Anh vệ sinh ao nuôi ba ba.
Ông Tống Văn Anh vệ sinh ao nuôi ba ba.

Nuôi thủy sản không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đầy triển vọng cho nông dân trong huyện.

Vốn là địa phương có diện tích ao hồ, đầm tương đối lớn, nguồn nước thuận lợi... nên việc nuôi thủy sản đã trở thành nghề gắn bó với nông dân trong huyện từ nhiều năm nay. Từ những mô hình nhỏ, không được đầu tư bài bản, cho lãi thấp thì đến nay, trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện những mô hình nuôi thủy sản lớn, mang tính tập trung, thu lãi cao và ổn định.

Đặc biệt, trong những năm qua, người dân đã chú trọng nhiều đến các loài thủy sản đặc sản như ba ba, cá bỗng… Gia đình ông Hoàng Đình Tiếp ở bản Tông Pắng, xã Lâm Thượng là hộ có thâm niên nuôi cá bỗng, trong ao nhà lúc nào cũng có vài trăm con. Với giá từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg thì hiện nay, ao cá nhà ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Tiếp cho biết: “Giống cá bỗng được gia đình mua của người dân làm nghề chài lưới ở sông Lô, tỉnh Tuyên Quang đem về nuôi. Giống cá này cũng dễ nuôi và không hay bị bệnh. Tuy nhiên, do cá phải nuôi lâu năm mới có thu nhập nên người dân cũng ít nuôi thâm canh mà chỉ thả vài chục con cùng với các loại cá khá”.

Với trên 300m2 diện tích ao, những năm trước, gia đình ông Tống Văn Anh, thôn Sơn Thượng, xã Mai Sơn cũng thả các loại cá nhưng hiệu quả không cao. Năm 2011, được Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng, ông mạnh dạn xây 1 ao nuôi ba ba thương phẩm rộng 200m2 . Theo dự tính của ông, đến tháng 6 này được thu hoạch sẽ mang về cho gia đình khoảng trên 20 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí. Hiện nay, gia đình ông còn 1 ao rộng 100m2  nuôi cá trắm, mỗi năm thu trên 3 tạ cá.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản, huyện Lục Yên thực hiện các dự án nuôi cá lồng, cá rô phi đơn tính, cá chép lai… Trong năm 2012, thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh nuôi cá rô phi đơn tính tại 4 xã: Yên Thắng, Minh Xuân, Lâm Thượng, Khánh Thiện với 12 hộ tham gia, quy mô thực hiện là 1ha.

Với hình thức hỗ trợ người dân một phần về giống và thức ăn, tổng số tiền thực hiện trên 68 triệu đồng, Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật, cách chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cá đối với các hộ tham gia dự án và cung cấp đầy đủ về vật tư, con giống đảm bảo chất lượng.

Gia đình anh Dương Văn Thu, thôn Hin Lò, xã Yên Thắng có 3 sào ao. Trước anh nuôi cá trắm cỏ, rất vất vả mà hiệu quả kinh tế thấp. Anh đã tự mày mò và nuôi thử nhiều loại cá khác nhau nhưng hiệu quả vẫn không cao.

Qua tuyên truyền, vận động, anh đã mạnh dạn tham gia dự án và thả 900 con cá rô phi đơn tính và sau 4 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Anh Thu cho biết: “Nuôi cá rô phi đơn tính lãi gấp nhiều lần so với các giống cá tôi đã từng nuôi bởi nuôi cá rô phi thời gian rất ngắn, xuất bán ra thị trường dễ. Việc đánh bắt cá cũng rất đơn giản, vụ cá vừa rồi tôi thu về gần 4 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí”. Ước tính, lãi thu được trên 1ha ao nuôi cá rô phí đơn tính từ 50 - 70 triệu đồng.

Hiện nay, toàn huyện Lục Yên có 310ha mặt nước đang được nuôi thủy sản, tập trung chủ yếu ở các xã: Lâm Thượng, Khánh Thiện, Minh Xuân, Mường Lai, Tân Lập… có hàng trăm mô hình nuôi thủy sản tập trung và kết hợp, quy mô lớn nhỏ khác nhau. Toàn huyện cũng có khoảng trên 30 hộ nuôi ba ba, 16 lồng cá… Theo tổng hợp của huyện, mỗi năm, người chăn nuôi thu hoạch gần 1.000 tấn thủy sản các loại, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Để chăn nuôi thủy sản thực sự là hướng đi trong sản xuất nông nghiệp, huyện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhân rộng và phổ biến các mô hình thâm canh cá ao giống rô phi đơn tính và chép lai, mô hình cá lồng, ba ba… đồng thời xây dựng cơ sở nuôi ươm cá giống; nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình bảo tồn nguồn gien cá bỗng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nuôi thâm canh để tạo thành sản phẩm hàng hóa”.

Tiềm năng về nuôi thủy sản thâm canh theo hướng hàng hóa ở huyện Lục Yên là rất lớn bởi điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi, mặt khác lại có nguồn tiêu thụ ổn định. Hiện nay, người nuôi thủy sản trên địa bàn rất mong muốn phát triển nuôi thủy sản hàng hóa với quy mô lớn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn, được tạo điều kiện tốt về chính sách vay vốn, có nguồn giống chất lượng và nhất là nắm bắt đầy đủ các kiến thức khoa học kỹ thuật để có thể chủ động phát triển chăn nuôi, làm giàu hiệu quả trên chính quê hương mình.

H.D

Các tin khác
Từ nuôi lợn, gia đình anh Tiến đã thoát nghèo.

YBĐT - Sinh ra và lớn lên tại thôn Ao Sen phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, một thôn nghèo thuộc vùng trũng của cánh đồng Mường Lò, anh Hoàng Văn Tiến xây dựng gia đình và ra ở riêng với 2 bàn tay trắng, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) đã ra thông tin cảnh báo về việc đang có một số cá nhân, doanh nghiệp tổ chức lừa đảo người lao động đi làm việc tại Angola.

Nông dân xã Bảo Hưng (Trấn Yên) thu hái chè Bát Tiên - mô hình sản xuất theo VietGap.

YBĐT - Để có nương chè đạt năng suất cao, bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như sau:

Quế phát triển tốt trên đất Văn Yên. (Ảnh: Thanh Thủy)

YBĐT - Quế là cây có giá trị kinh tế cao, gỗ dùng để đóng đồ gia dụng và làm gỗ xây dựng. Vỏ quế dùng làm dược liệu, gia vị. Lá quế dùng để chưng cất tinh dầu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Cây quế sinh trưởng tốt trên các loại đất như: đá vôi màu sáng, đá vôi đỏ, ẩm, nhiều

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục