Văn Yên: Tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2013 | 2:36:11 PM

YBĐT - Năm 2013 là năm thứ ba Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) (Đề án 1956) được triển khai trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái). Trong quá trình triển khai thực hiện, Văn Yên đã nâng tổng số LĐNT qua đào tạo lên trên 15.200 lao động, chiếm 27,11% với các ngành nghề chủ yếu là xây dựng, chăn

Các đại biểu và học viên tham quan mô hình trồng nấm cho thu nhập cao tại xã Hoàng Thắng.
Các đại biểu và học viên tham quan mô hình trồng nấm cho thu nhập cao tại xã Hoàng Thắng.

Năm 2013, huyện Văn Yên cơ bản vẫn thực hiện đào tạo nghề theo Đề án 1956 và đã có nhiều cải tiến từ khâu tuyển sinh đến đào tạo nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Chỉ tiêu đào tạo không lớn nhưng đối tượng tuyển sinh đã đáp ứng theo nhu cầu của người học, đây chính là tiền đề thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho LĐNT ở Văn Yên.

Trung tâm Dạy nghề huyện đã có kế hoạch cùng Ban chỉ đạo giải quyết việc làm cho LĐNT nghiên cứu thế mạnh của từng địa phương, từng vùng để đào tạo nghề cho phù hợp, tránh trường hợp lao động đã qua đào tạo nhưng không giải quyết được việc làm. Đồng thời, đào tạo nghề phải gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức dạy nghề phù hợp, theo sát nhu cầu thực tế cho từng đối tượng, địa phương, bảo đảm hiệu quả thiết thực.

Để thu hút nông dân tích cực, chủ động tham gia học nghề, Trung tâm đã mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch vùng sản xuất của địa phương và nhu cầu kiến thức khoa học kỹ thuật của học viên. Đồng thời xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, khoa học, bảo đảm nội dung và chất lượng theo quy định. Thời gian tổ chức của các lớp học được bố trí tránh thời điểm mùa vụ bận rộn của nông dân nhưng phải trùng với thời vụ sản xuất của cây trồng, vật nuôi để thu hút đông đảo người dân tham gia.

Thông qua các lớp đào tạo nghề, việc định hướng đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động đã có những hiệu quả rõ rệt. Điển hình như việc mở lớp dạy kỹ thuật trồng lúa ở xã Đại Phác - một trong những địa phương có truyền thống về thâm canh lúa nước, đặc biệt là thâm canh lúa chất lượng cao, đa phần các hộ đã có kiến thức cơ bản nhưng kiến thức về canh tác lúa  đảm bảo năng suất, chất lượng thì còn ít người biết đến.

Hoặc như lớp kỹ thuật trồng nấm ở xã Hoàng Thắng giúp các hộ dân thay đổi phương thức phát triển kinh tế, hướng người dân vào sản xuất hàng hóa, hướng sản phẩm ra thị trường, đây cũng là địa phương có nhiều nguyên liệu để trồng nấm song thời gian qua đã bị bỏ phí. Lớp chế biến gỗ ở xã Lâm Giang vừa nâng cao tay nghề và tạo việc làm mới cho 30 lao động nhàn rỗi vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào trong phát triển kinh tế địa phương...

Sau khóa học, các hộ dân đã biết áp dụng các kiến thức vào sản xuất đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, giúp giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế, hướng tới hình thành các làng nghề. Điều lớn nhất đạt được trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở Văn Yên những năm qua là nhận thức của người lao động đã thay đổi rõ rệt. Từ không muốn đi học họ đã thấy được nhu cầu tất yếu của việc học và cần phải học nên đã tự giác đăng ký. Theo đó, các LĐNT đã biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và chuyển đổi cơ cấu ngành, nghề.

Năm 2013 và những năm tiếp theo, huyện Văn Yên tiếp tục triển khai công tác đào tạo nghề hướng tới sự đa dạng và phù hợp với từng địa phương, giúp người LĐNT có tay nghề để hình thành các làng nghề, các vùng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện bộ mặt kinh tế - xã hội cho nông thôn vùng cao.

Thu Nhài - Quang Hùng

Các tin khác
Mô hình nuôi thỏ của gia đình anh Phạm Đức Toàn ở tổ 30, phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái).

YBĐT - Chọn lựa loại con giống phù hợp là những yếu tố quyết định đến việc thành bại trong chăn nuôi. Với nghề nuôi thỏ, những năm trở lại đây, các giống thỏ ngoại dần khẳng định những ưu điểm vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.

YBĐT - Ngày 5/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm (2010 -2012) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ1956/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tối 3-4, Kênh truyền hình Nông nghiệp nông thôn (3NTV-VTC16), Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại phiên họp Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” .

Trong 3 năm (2010-2012) các địa phương đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.086.979 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đạt 77,6% kế hoạch và bằng 16,6% kế hoạch của 11 năm thực hiện Đề án; đào tạo, bồi dưỡng 177.069 lượt cán bộ, công chức xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục