Giao thông đi trước một bước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/12/2017 | 8:36:42 AM

YBĐT - Với những nỗ lực cao nhất, giờ đây hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đồng bộ từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện mở thêm các tuyến đường ngang nhằm phá thế độc đạo và kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh lân cận.

Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải kiểm tra tiến độ thi công công trình cầu Bách Lẫm.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải kiểm tra tiến độ thi công công trình cầu Bách Lẫm.

Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư được thêm 2.250 km giao thông đường bộ, trong đó, đường đô thị tăng hơn 80 km, đường giao thông nông thôn tăng trên 2.150km, xây dựng mới nhiều cầu dân sinh.

Đặc biệt, năm 2017, 10 dự án công trình trọng điểm, tỉnh đã tập trung đầu tư một số công trình có tác động lớn đến phát triển không gian và KT-XH của tỉnh như: cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán; Dự án Hạ tầng kỹ thuật trên đường tránh ngập thành phố Yên Bái; đường nối nút giao IC12 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai và xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.
 
Cùng với đó là Dự án nối quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thành phố Yên Bái; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32, đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim; Dự án nâng cấp quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - thành phố Yên Bái; Dự án nâng cấp quốc lộ 37. Đồng thời, tỉnh đang chuẩn bị các thủ tục để triển khai một số dự án trong thời gian tới như: Dự án đường nối quốc lộ 32C với đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái; Dự án xây dựng hạ tầng giao thông liên vùng phát triển kinh tế các huyện nghèo tỉnh Yên Bái vốn vay Quỹ Ả rập Xê út (đường Khánh Hòa - Văn Yên).

Trong giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu phát triển và nâng cấp mạng lưới giao thông, liên kết vùng, giao thông nội thị, giao thông nông thôn, tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy lợi thế mạng lưới giao thông sẵn có, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA, WB, ADB... để đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm có sức lan tỏa lớn, đảm bảo kết nối giữa các vùng trong tỉnh với các tỉnh lân cận và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
 
Mở mới các tuyến giao thông, các công trình vượt sông kết nối hạ tầng thành phố ở hai bên sông Hồng với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nâng cấp các tuyến giao thông đô thị hiện có, đồng thời tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ nhằm góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương và các vùng lân cận, nâng cao khả năng vận tải, giảm bớt chi phí, thời gian đi lại giữa các khu vực trong tỉnh, đồng thời hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh theo hướng đồng bộ. Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư xây dựng mở mới và nâng cấp các tuyến giao thông nội thị, các công trình vượt sông, suối tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các địa phương trong tỉnh.
 
Tiếp tục đầu tư nâng cấp một số tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là quốc lộ 37 đoạn từ thành phố Yên Bái - dốc Đát Quang; quốc lộ 32C đoạn từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái; đường Âu Lâu - Đông An; đường Hợp Minh - Mỵ; đường Yên Thế - Vĩnh Kiên...
 
Để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, tỉnh Yên Bái đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, phát huy tính chủ động ở nhiều địa phương, thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm” làm thay đổi cơ bản bộ mặt của các vùng dân cư nông thôn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới.
 
Mạng lưới giao thông từ huyện tới trung tâm các xã được cải thiện, bảo đảm thông suốt 4 mùa, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nội vùng, cũng như rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa vùng thấp với vùng cao.
 
 
Tuyến đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh.

Đi trên con đường nối từ trung tâm huyện Trạm Tấu chạy dài hơn 12 cây số về xã Bản Mù - xã khó khăn nhất nhì của huyện Trạm Tấu, Chủ tịch UBND xã Bản Mù Sùng A Lù phấn khởi tâm sự: "Trước đây đi từ xã xuống huyện 12 cây số này phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ, khổ nhất là những ngày mưa. Còn hôm nay, con đường bê tông nối từ trung tâm huyện đến tận xã chỉ cần nửa giờ đồng hồ là đã tới huyện. Hàng hóa nông sản làm ra chỉ một cuộc điện thoại là ô tô đến tận nơi bốc hàng. Nhân dân phấn khởi lắm chú ạ!”.
 
Với xã đặc biệt khó khăn Làng Nhì, trước đây đường vào xã chủ yếu là đường đất dốc, năm nào tỉnh, huyện cũng trích kinh phí, huy động nhân lực để sửa chữa song chỉ được một mùa nắng còn mùa mưa đường lại hư hỏng nặng.
 
Từ khi có con đường kiên cố cuộc sống người dân đã khác hẳn, ông Hờ A Phàng - Chủ tịch UBND xã Làng Nhì phấn khởi nói: "Trước đây là con đường đất thì phương tiện để vận chuyển hàng hóa duy nhất là con ngựa thồ, xe máy cũng không thể đi được vì đường dốc, trơn trượt. Mỗi chuyến hàng đi xuống Nghĩa Lộ cũng phải mất một ngày, rồi lại một ngày về nữa là hai ngày, rồi ăn uống dọc đường là hết. Còn hôm nay chả phải mang đi đâu, ô tô, xe máy các nơi đến tận thôn bản để thu mua nông sản của bà con. Từ khi có con đường cuộc sống của người dân cũng khá giả lên trông thấy,nhiều hộ đã mua được ô tô vận tải để kinh doanh, điều mà bao năm qua người dân trong xã chả dám mơ tới thì nay đã thành hiện thực!”.

Việc triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường từ quốc lộ, tỉnh lộ đến giao thông nông thôn đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh, đáp ứng mong mỏi của nhân dân địa phương, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và hạn chế tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Hạ tầng giao thông được đầu tư cải tạo, nâng cấp đã thu hút các nhà đầu tư đến với Yên Bái, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Thanh Tân

Các tin khác
Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (thứ hai bên phải) tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm công nghiệp tại Hội nghị Kết nối cung cầu tỉnh Yên Bái 2017.

YBĐT - Năm 2017, dù bối cảnh kinh tế trong nước, thế giới nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng còn nhiều khó khăn, song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, các địa phương, sự nỗ lực, sáng tạo vượt khó vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp... đã đưa hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh cán đích thành công.

Đại Minh mùa bưởi chín.

YBĐT - Diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi của tỉnh Yên Bái liên tục tăng trong 5 năm gần đây với con số cụ thể: 1.131 ha, hơn 4.202 tấn của năm 2013 thì đến năm 2017 là 2.846 ha, gần 7.000 tấn. 

Nhà khang trang dưới chân đồi quế. Ảnh Quang Tuấn

YBĐT - Văn Yên được biết đến là "thủ phủ” của cây quế, nơi có diện tích quế lớn nhất cả nước với trên 23.000 ha. Ở đây, cây quế đã gắn bó nhiều đời như người "bạn tri kỷ”, là "lộc” của rừng góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Nhiều gia đình đã coi quế là thứ "vàng xanh” quý giá, là "của để dành” cho con cháu muôn đời sau.

Doanh nghiệp của Ấn Độ hợp tác sản xuất đá Cẩm Thạch tại huyện Lục Yên.

YBĐT - Nếu như năm 2016 Yên Bái đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 38 dự án mới với tổng vốn đăng ký trên 13.181 tỷ đồng thì trong năm 2017 Yên Bái đã có 44 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng. Một số dự án có quy mô, vốn đầu tư lớn của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tiềm năng như Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế  Chân - Thiện - Mỹ, các nhà đầu tư Hàn Quốc....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục