Công ty Điện lực Yên Bái đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/2/2022 | 7:37:46 AM

YênBái - Hướng tới xây dựng doanh nghiệp số, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đang từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hiệu quả giúp nâng cao công tác quản lý, kinh doanh điện năng, chất lượng dịch vụ khách hàng.

Cán bộ Công ty Điện lực Yên Bái hướng dẫn khách hàng cài đặt và sử dụng ứng dụng chăm sóc khách hàng của ngành điện.
Cán bộ Công ty Điện lực Yên Bái hướng dẫn khách hàng cài đặt và sử dụng ứng dụng chăm sóc khách hàng của ngành điện.

Thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay lại là điều kiện thuận lợi để nền tảng số phát triển mạnh, nhanh chóng. Nắm bắt được điều đó, PCYB đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong công tác dịch vụ khách hàng với mục tiêu mọi giao dịch của khách hàng với ngành điện sẽ được thực hiện trực tuyến; công tác căhm sóc khách hàng (CSKH) được thực hiện thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động, qua tin nhắn SMS, Zalo, Email… 

Thay vì phải đến trụ sở, chi nhánh điện lực, khách hàng có thể thực hiện mọi thao tác, yêu cầu về cấp điện mới như: cấp điện hạ áp, trung áp, thay đổi công suất, đổi chủ thể, gia hạn, chấm dứt hợp đồng mua bán điện, tạm ngừng sử dụng điện, thanh toán tiền điện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Website CSKH, App CSKH… 

Việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu của khách hàng cũng được PCYB xử lý qua hệ thống điện tử rất thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời, Công ty tập trung triển khai số hóa hợp đồng mua bán điện sinh hoạt (hợp đồng điện tử), áp dụng chữ ký số và xác nhận qua mã OTP tiến tới quản lý hiện đại hóa, giảm bớt các chi phí in ấn hợp đồng, không cần lưu trữ hồ sơ nhiều và giảm nhân lực. 

Việc số hóa, lưu trữ dữ liệu điện tử hồ sơ hợp đồng mua bán điện giúp giải quyết việc truy xuất, kiểm tra thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử giúp nâng cao hiệu quả công việc truy xuất thông tin kịp thời để phục vụ khách hàng có thể xem, kiểm tra hồ sơ online và đề xuất cập nhật sửa đổi. 

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), Công ty tăng cường củng cố hạ tầng CNTT, viễn thông dùng riêng đảm bảo hạ tầng mạng truyền dẫn mạnh, ổn định đáp ứng nhu cầu kết nối các hệ thống viễn thông, CNTT, hệ thống đo đếm, tự động hóa lưới điện phục vụ sản xuất, kinh doanh; qua đó, nâng cao năng lực công tác quản lý điều hành về ứng dụng khoa học và công nghệ trong toàn Công ty.

Để tuyên truyền, hướng dẫn cho hơn 234.000 khách hàng trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận nhiều dịch vụ tiện ích của ngành điện, Công ty đã vận động cán bộ, công nhân viên (CBCNV) hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM) như: thanh toán trích nợ tự động tài khoản; thanh toán qua Internet banking, mobile banking, ví điện tử của các tổ chức, dịch vụ trung gian; thanh toán trực tuyến trên website của điện lực... 

Bên cạnh đó, Công ty cũng tuyên truyền đến khách hàng lợi ích của việc TTTĐKDTM, khuyến khích giải pháp thanh toán trên thiết bị di động sử dụng nền tảng Android và IOS. 

Việc thu tiền điện qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức trung gian không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng mà còn giảm thiểu khả năng lây nhiễm Covid-19 giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sự minh bạch, thân thiện. 

Đặc biệt, nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tiện ích nhất, PCYB đã tăng cường công tác tự động hóa trong thu thập chỉ số điện. Khách hàng được lắp đặt công tơ điện tử có chức năng đo đếm từ xa giúp tập trung giám sát dữ liệu công tơ, ghi chỉ số điện hàng tháng đảm bảo chính xác, minh bạch tạo thuận lợi để mọi người dễ dàng tra cứu, theo dõi điện năng tiêu thụ hàng ngày của gia đình mọi lúc, mọi nơi và số tiền điện phải thanh toán thông qua trang web: https://uoctinhdiennang.evn.com.vn do ngành điện cung cấp. 

Với sự nỗ lực trong công tác chuyển đổi số, thời gian tới, PCYB sẽ huy động mọi nguồn lực, ứng dụng tối đa CNTT, xây dựng hình ảnh ngành điện hiện đại, thông minh với nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong năm 2021, PCYB triển khai thu tiền điện không dùng tiền mặt đạt 120.245/234.882 khách hàng. Doanh thu tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt đạt 85,92%. Trong đó, doanh thu thanh toán qua ngân hàng chiếm tỷ lệ 69,6% và thanh toán qua ví điện tử của các tổ chức, dịch vụ trung gian chiếm 17,09%. Công ty đạt 14/14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng có 18.072 yêu cầu được tiếp nhận và giải quyết theo phương thức điện tử đạt 98,71%, cao hơn 8,71% so với kế hoạch Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao, hoàn thành chuyển đổi số 100% hợp đồng mua bán điện. 

Công ty cũng ứng dụng nhiều công nghệ, tiện ích mới trong hoạt động quản lý vận hành triển khai thay định kỳ 28.873 công tơ. Trong đó, thay thế công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử được 11.346 chiếc.


Bùi Minh

Tags Điện lực Yên Bái công nghệ số khách hàng kinh doanh dịch bệnh Covid-19 nền tảng số

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục