Văn Chấn: Cần có biện pháp mạnh ngăn chặn sự hoang hóa của đất đai

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Huyện Văn Chấn (Yên Bái) có địa hình khá phức tạp, đồi núi dốc và bị chia cắt mạnh xen kẽ với các thung lũng và đồng bằng. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông..., mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa và tập quán canh tác riêng, song nói chung nguồn sống của người dân vẫn là sản xuất nông nghiệp, canh tác nương rẫy và khai thác các nguồn lợi lâm sản từ rừng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tốc độ hoang hóa đất đai tăng nhanh ở địa phương.

Mô hình trồng cỏ voi xen cây ăn quả xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái) vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa chống xói mòn đất.  (Ảnh: Nguyễn Thị Nhàn)
Mô hình trồng cỏ voi xen cây ăn quả xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái) vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa chống xói mòn đất. (Ảnh: Nguyễn Thị Nhàn)

 Năm  2007 Văn Chấn còn 30.453 ha đất trống, đồi trọc chiếm 27% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, tập trung chủ yếu tại các xã vùng cao và vùng thượng huyện. Đây là nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, lao động có trình độ thấp, tốc độ tăng dân số nhanh, sản xuất dựa vào canh tác nương rẫy và khai thác tài nguyên rừng, tập quán canh tác lạc hậu mang tính tự cung tự cấp. Nạn phá rừng làm nương rẫy cũng như tập quán du canh du cư vẫn xảy ra đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên đất. Mất rừng, không còn lớp bảo vệ làm cho đất đai bị xói mòn mạnh, giảm độ phì nhiêu, mất sức sản xuất.

Anh Cao Trường Giang - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Chấn cho biết: “Theo số liệu thống kê năm 2007, đất trống đồi núi trọc ở Văn Chấn còn trên 30.000 ha, nhưng vẫn chưa có quy hoạch cụ thể vì thế việc quản lí gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các diện tích này đang bị bao chiếm bởi đồng bào dân tộc thiểu số, điển hình như ở các xã: Suối Giàng, Sùng Đô, Nậm Lành, Suối Bu, Suối Quyền, Nậm Búng... nơi tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc người Mông, Dao sinh sống. ở các xã này, có nhiều hộ có từ 3-5 ha đất canh tác, song chưa bao giờ sử dụng hết mà để luân canh lúa nương. Vì thế, có diện tích để hoang hóa từ 4-5 năm gây lãng phí nghiêm trọng nguồn tài nguyên đất”. Tuy nhiên, dù để hoang hóa thì người dân vẫn coi đó là đất của mình, vì thế khi có các chương trình dự án đưa vào thì lại xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ dân và doanh nghiệp vào đầu tư. Diện tích đất trống, đồi trọc ở Văn Chấn còn rất lớn với thực trạng bao chiếm đất đai hiện nay thì việc thu hồi đất cho các dự án trồng rừng, phát triển kinh tế đang rất nan giải chưa thể thực hiện trong ngày một ngày hai.

Đất trống không được quản lí đang ngày một bị hoang mạc hóa, tầng đất mầu bị xói mòn và rửa trôi ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, đất sản xuất. Nhận thức rõ được những vấn đề này, trong những năm qua Văn Chấn đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm  giảm  thiểu tốc độ hoang hóa của đất đồng thời tuyên truyền vận động người dân sử dụng đất đai hiệu quả theo hướng bền vững như: tăng cường công tác bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng đến từng hộ dân; phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khuyến khích các hộ dân tham gia trồng rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên đất...

Nhiều giải pháp đã được thực hiện nhưng hiệu quả sẽ không cao nếu như diện tích đất trống đồi trọc vẫn bị bao chiếm chưa được thu hồi và đưa vào quy hoạch sử dụng hợp lí. Thực trạng này không chỉ ở riêng Văn Chấn mà xảy ra hầu hết tại các xã vùng cao của tỉnh.

  P.V

Các tin khác
Cán bộ trại giống kiểm tra quá trình sinh trưởng của cá giống vược rô.

YBĐT - Làm nhiệm vụ sản xuất, ươm nuôi, lai tạo một số loại cá giống cổ truyền, các loại giống nhập nội khác như chim trắng, cá vược phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng của nhân dân khu vực hồ Thác Bà, Lục Yên, Tân Hương, Yên Bình, Cảm Nhân và các tỉnh lân cận khác như Lào Cai, Phú Thọ.

Sản xuất gạch Tuynen tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Yên Bái. Ảnh: Thành Trung.

YBĐT – Trong suốt chặng đường vẻ vang của ngành, nhiều thế hệ cán bộ, công chức, công nhân xây dựng đã đồng tâm hiệp lực, vượt qua mọi thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, ngành Xây dựng Yên Bái đã chuyển biến mạnh mẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cán bộ Phòng 
LAS-XD515 thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát 
xây dựng.

YBĐT - Năm 2007, Sở Xây dựng Yên Bái đã thành lập Trung tâm Kiểm định xây dựng. Đây là giải pháp tích cực đối với công tác quản lý Nhà nước về xây dựng, khắc phục tình trạng kiểm tra “chay”; đồng thời chấn chỉnh hoạt động xây dựng, nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, góp phần bảo vệ nguồn vốn đầu tư cũng như quyền lợi của người sử dụng công trình.

YBĐT - Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng trăm hộ nghèo được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Nhờ đó, rất nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách đã vươn lên thoát nghèo, kinh tế gia đình được cải thiện rõ nét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục