Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ cho ký tiếp hợp đồng XK gạo

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/5/2008 | 12:00:00 AM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, Bộ Công Thương đang có chủ trương kiến nghị Chính phủ cho ký tiếp hợp đồng XK gạo sau tháng 6/2008. Tuy nhiên, những hợp đồng này phải dựa trên một số quy định chặt chẽ đặc biệt về giá và cân đối nguồn cung trong nước.

Mới đây bên lề Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, căn cứ vào tình hình sản xuất lúa khu vực ĐBSCL và khu vực phía Bắc, khả năng nguồn cung gạo trong nước cho tiêu dùng nội địa và XK là khá thuận lợi. Vì thế, theo ông việc cho ký tiếp các hợp đồng XK sau 30/6 tới là hoàn toàn có thể.

Tính đến thời điểm này, vụ lúa đông xuân ở miền Nam đã thu hoạch xong với năng suất cao hơn dự kiến, sản lượng đạt khoảng 9,4 triệu tấn (tăng 450 ngàn tấn so với cùng kỳ năm 2007). Ở miền Bắc, diện tích gieo cấy vụ đông xuân đạt 1,1 triệu ha (kế hoạch là 1,2 triệu ha). Hiện có khoảng 65% diện tích đã cho kết quả thu hoạch tốt. Dự kiến năng suất không thấp hơn vụ trước. Vụ hè thu ở khu vực ĐBSCL nếu làm tốt thì sẽ đạt sản lượng khoảng 7,8 triệu tấn lúa. Vì vậy nếu tính tổng sản lượng lúa cả nước năm nay sẽ vượt ngưỡng 36 triệu tấn lúa, trong đó dành tiêu thụ trong nước khoảng 28 triệu tấn, còn lại trên 8 tấn (tương đương khoảng 4,2 triệu tấn gạo) dành cho XK.

Hiện Việt Nam đã ký XK 2,4 triệu tấn gạo, tính đến hết tháng 5, các doanh nghiệp đã thực hiện giao hàng ước khoảng 1,8 triệu tấn. Dự báo, đến hết quí II, các doanh nghiệp sẽ XK được khoảng 2,05 – 2,1 triệu tấn gạo. Theo Vụ XNK Bộ Công Thương, để thực hiện đúng nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến hết quí III, XK gạo được khống chế không vượt quá 3 triệu tấn. Dự báo, nếu không có những diễn biến bất thường, năm 2008 XK gạo của Việt Nam tuy không đạt được con số XK như năm 2007 nhưng sẽ ở con số 4 triệu tấn.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, căn cứ trên cơ sở tính toán và phân tích của Bộ NN&PTNT về sản lượng gạo trong nước, Bộ Công Thương đang chủ trương sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho ký tiếp các hợp đồng XK gạo sau 30/6 tới. Để đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất là an ninh lương thực trong nước, không bị những cơn “sốt” có thể tái diễn, việc ký tiếp các hợp đồng XK gạo phải có những qui định cực kỳ chặt chẽ. Thứ nhất, ưu tiên thực hiện các hợp đồng XK đã ký với một số nước như: Philipin, Indonesia...; thứ hai, sẽ cho ký tiếp một số hợp đồng thương mại.

Tuy nhiên, để có thể đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là nông dân trồng lúa thì việc giám sát giá ký các hợp đồng thương mại này là rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp phải đảm bảo giá bán từ 800 đến 900USD/tấn thì mới được ký hợp đồng. Đây là yêu cầu bắt buộc, tránh tình trạng sau khi bị hạn chế XK gạo trong thời gian qua, các doanh nghiệp sẽ ồ ạt ký hợp đồng XK với giá thấp hơn giá thị trường thế giới, ảnh hưởng tới quyền lợi của người nông dân; thứ ba, sẽ cân đối và phân bổ đồng đều việc ký các hợp đồng trong từng tháng, nhằm đảm bảo không gây “sốt” giá lương thực trong nước.

Thời gian qua, do nhiều yếu tố mà giá lương thực trong nước đã tăng vọt trong một thời gian ngắn, tác động tiêu cực đến đời sống an sinh của người dân. Vì thế, nếu để các doanh nghiệp thu mua ồ ạt nhằm tăng cường XK thì khả năng đẩy giá lương thực trong nước lên cao, như vậy thì lợi bất cập hại. Mặt khác, Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các bộ, ngành liên quan sẽ theo dõi sát sao diễn biến cung cầu và giá gạo trên thế giới để điều hành XK phù hợp.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, thời gian qua, có không ít ý kiến đề cập tới việc, đã đến lúc Việt Nam nên áp dụng thuế suất đối với hoạt động XK gạo, như vậy vừa tăng thu ngân sách nhà nước, vừa dễ quản lý hạn mức XK. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ chưa áp dụng chính sách thuế đối với XK gạo trong năm 2008. Lý do, nhiều cơ quan phân tích cho rằng, nếu áp dụng ngay thuế suất trong giai đoạn hiện nay, hoặc giá lương thực sẽ bị đẩy lên cao, tác động xấu tới đời sống người dân, hoặc các tư thương, thương lái sẽ lấy đó làm cớ để ép giá thu mua lúa gạo trong nước, rút cục thiệt hại lại đổ lên đầu người nông dân. Vì thế trước mắt những đề xuất này tạm thời chưa được Chính phủ áp dụng.

(Theo Báo Công Thương)

Các tin khác
Nông dân xã Tân Thịnh (Văn Chấn) thu hái chè. (Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Ngay sau khi cổ phần hoá năm 2000, Công ty cổ phần Chè Liên Sơn ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã đầu tư, cải tiến, nâng cao công suất dây chuyền sản xuất chè đen lên 20 tấn/ngày để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Đồng thời, phân công lại các đội sản xuất thành 5 đội, quản lý chăm sóc 246 ha chè.

Theo báo cáo quý mới nhất của Hội đồng vàng thế giới được đề cập tại trang web mineweb.com, quí 1 năm nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất với tổng nhu cầu đầu tư vàng trong quí 1 là 32 tấn.

Ông Hoàng Thọ Xuân - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại trong nước (Bộ Công thương) khẳng định, việc điều chỉnh giá sẽ tránh không để thị trường rơi vào thế đột ngột, gây sốc, đồng loạt

Nhiều HTX ở Yên Bái đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thành Trung.

YBĐT - Trải qua bao biến cố, đến nay kinh tế tập thể mà nòng cốt là kinh tế hợp tác xã (HTX) đã và đang có bước phát triển mạnh, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Xã viên đã được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được lĩnh lương và chia lợi nhuận. HTX còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục