Phấn đấu giảm tỉ lệ nhập siêu năm nay xuống 30%

  • Cập nhật: Chủ nhật, 1/6/2008 | 12:00:00 AM

Sáng 31/5, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, thành viên thứ 4 của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn trong kỳ họp Quốc hội này, đã tập trung giải đáp những thắc mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu và bình ổn giá gạo.

Về nguyên nhân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng cao trong thời gian qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trước hết là do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ sản xuất, trong khi giá các mặt hàng này trên thị trường thế giới không ngừng tăng. Tuy nhiên, theo ông Hoàng, “nguyên nhân sâu xa là do cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp sản xuất tư liệu và công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, tăng trưởng xuất khẩu không theo kịp đà tăng trưởng nhập khẩu”.

Để kiềm chế nhập siêu, ông Hoàng cho biết giải pháp trước mắt là tăng cường rà soát và quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, nhất là đầu tư công, để từng bước giảm cầu, tiến tới giảm dần lượng máy móc và nguyên vật liệu cần nhập khẩu như sắt, phôi thép.

Cùng với việc giảm cầu, ông Hoàng còn đặc biệt nhấn mạnh đến việc thúc đẩy sản xuất nguyên vật liệu trong nước thay thế hàng nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có giá trị kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong nhiều năm qua.

“Nếu thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên, năm nay, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt khoảng 25%, cao hơn so với năm 2007 và mục tiêu 22% đặt ra hồi đầu năm, và tỉ lệ nhập siêu cũng sẽ giảm xuống mức hợp lý là khoảng 30%, bằng năm 2007”, ông Hoàng khẳng định.

Về việc giá gạo biến động bất thường trong thời gian qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận là do cơ quan quản lý “quá chủ quan” và hệ thống phân phối "có vấn đề".

Để tránh xảy ra những cơn “sốt” giá gạo, giữ ổn định thị trường và góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường quản lý nguồn cung gạo, tích cực triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng đầu cơ.


Ngoài ra, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã trả lời chất vấn của nhiều đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến việc cung ứng điện và các mặt hàng thiết yếu.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Giá gạo trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng qua sau khi có tin Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, được mùa.

Nhân dân xã Nậm Búng (Văn Chấn) làm đất trồng rừng.

YBĐT - Xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã biết phát huy nội lực để phát triển kinh tế hiệu quả. Cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng khang trang. Người dân đã thay đổi được nếp nghĩ, cách làm từ manh mún lạc hậu, tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hoá và đã biết trồng và phát triển nghề rừng.

Giá thép sẽ được bình ổn trong thời gian tới

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, giá bán thép xây dựng trong nước đã giảm từ 200.000 đến 650.000 đồng/tấn và sẽ ổn định trong tháng tới.

Làm đá mỹ nghệ - nghề mới ở Lục Yên. Ảnh: TT.

YBĐT – Trong giai đoạn 2004 - 2007, kinh tế công nghiệp của huyện Lục Yên(Yên Bái) thường xuyên duy trì được tốc độ phát triển trung bình 14%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp(TTCN) trong nền kinh tế năm 2007 đã đạt 11,8% và tăng 4,6% so với năm 2003. Nhiều ngành nghề đã có sự phát triển như: gạch nung, khai thác đá, sửa chữa cơ khí, sản xuất tranh đá... Công nghiệp – TTCN đi lên góp phần để Lục Yên đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục