Nơi mùa xuân đến sớm

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nắng vàng cuối đông như dải lụa óng ấp ôm chồi non, lộc biếc. Những cành đào chúm chím nụ, những đồi chè xanh ngút ngàn đang nảy lộc mới, báo hiệu một mùa xuân đã đến trên quê hương Yên Bình. Từ thị trấn Yên Bình đến Đại Minh, Bảo ái, thị trấn Thác Bà, Vĩnh Kiên, Yên Thành, Xuân Lai, Tích Cốc, Xuân Long… đâu đâu cũng gặp không khí hăng say thi đua lao động sản xuất.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Bình thăm quan mô hình kinh tế trang trại.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Bình thăm quan mô hình kinh tế trang trại.

Năm 2008, một năm với rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Yên Bái, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,3%, tăng 0,5% so năm 2007, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng 0,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 229%, thương mại - dịch vụ tăng 20%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 27,1 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch tỉnh giao; giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 146,17 tỷ đồng, bằng 110,7% kế hoạch, tăng 12,4% so năm 2007. Diện tích gieo cấy lúa nước đạt 4.313,7 ha, năng suất bình quân đạt 92,7 tạ/ha; diện tích ngô các loại đạt 1.322,6 ha, sản lượng 3.869,5 tấn; diện tích trồng sắn tăng cao, đạt 4.006 ha, sản lượng 88.132 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 23.847 tấn. Sản lượng chè búp tươi, hoa quả tươi đều tăng cao so với cùng kỳ. Ngoài ra, Yên Bình còn trồng được 568,1 ha lạc, 100 ha đỗ tương, 1.000 ha khoai các loại, 2.076,9 ha chè, 1.391 ha cây ăn quả, trồng mới 3.000 ha rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 62%... Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ, nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân và ủng hộ tích cực của người dân, Yên Bình đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, huy động gần 70.000 ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn với giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.

Để đạt được những thành tích ấn tượng đó phải kể đến những cố gắng của Đảng bộ, các cấp chính quyền đã luôn chủ động bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Qua đó kịp thời có những biện pháp, cách thức tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả và việc triển khai dự án "Hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa" là một ví dụ điển hình. Với tinh thần đi trước đón đầu nên dù thời điểm triển khai dự án vào mùa đông nhưng ngay khi có quyết định của UBND tỉnh, huyện Yên Bình đã nhanh chóng hoàn thành việc chuẩn bị các mô hình để tổ chức thực hiện. Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Bí thư Huyện ủy Yên Bình cho biết: "Để dự án phát huy hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ 30 triệu đồng/1 mô hình trang trại như là một động lực kích cầu, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương khẩn trương lựa chọn các mô hình áp dụng.

Thực hiện quan điểm không cào bằng, không phân bố theo hình thức bình quân về các xã; các hộ tham gia dự án trước hết phải có diện tích đất, có lao động, có điều kiện kinh tế và có truyền thống chăn nuôi tốt. Trạm Thú y, Phòng Nông nghiệp huyện và các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện dự án. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên đến nay, Yên Bình đã xây dựng được 53 mô hình trang trại chăn nuôi hàng hóa tập trung với tổng số gia súc, gia cầm lên đến hàng ngàn con; trừ mọi chi phí, hàng năm mỗi hộ có thể thu từ 50 - 60 triệu đồng. Quan trọng hơn là từ thành công của các hộ này sẽ xóa bỏ được tư tưởng trông chờ, ỷ lại để chủ động đầu tư phát triển sản xuất". Kinh tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao tạo đà cho văn hóa - xã hội ngày càng phát triển.

Năm 2008, huyện duy trì tỷ lệ học sinh đến lớp ở bậc tiểu học đạt 99,9%, bậc THCS 97,1%; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT đạt 75%. Đến nay, Yên Bình có 3 trường đạt chuẩn quốc gia; 26/26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và 24/26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm khi toàn huyện đã có 16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thực hiện toàn diện với 100% số xã, thị trấn được truyền thông giáo dục sức khỏe; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,17%. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" được triển khai mạnh mẽ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16,13%; thu nhập bình quân đạt 9,5 triệu đồng/người/năm.

Phát huy kết quả đạt được, bước vào năm 2009, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,7%; sản lượng lương thực có hạt đạt trên 23.576 tấn, trồng mới 3.000 ha rừng các loại, nâng tổng đàn trâu lên 16.650 con, đàn bò 9.700 con; giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 146 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 2.600 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12,05%; thu ngân sách đạt 30,5 tỷ đồng, nâng thu nhập bình quân lên 12 triệu đồng/người/năm…

Yên Bình nhiều tiềm năng vẫn đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Xuân Kỷ Sửu 2009 hứa hẹn những thời cơ mới với những niềm vui và thành công mới! 

 Đức Thành

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Bí thư Huyện ủy Yên Bình (người đứng thứ hai từ trái sang) kiểm tra công tác triển khai xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện.

Các tin khác

YBĐT - Cho đến nay vẫn chưa ai biết chính xác cây chè "định cư" trên đất Yên Bái từ bao giờ! Nhưng có lẽ điều đó không quan trọng lắm, chỉ biết cây chè đã gắn bó và góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn Yên Bái. Những nương chè xanh bạt ngàn từ Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên đến vùng chè Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải… như những người bạn tri kỷ của hàng chục vạn hộ nông dân đến những người nghiện trà. Chè Shan tuyết Suối Giàng, Suối Bu, Nậm Búng đậm đà tinh khiết thì chè xanh vùng thấp nồng nàn dịu mát.

YBĐT-Sản xuất nông nghiệp Yên Bái trong vài năm trở lại đây liên tục thành công trên cả ba phương diện, từ diện tích, năng suất đến sản lượng. Từ một tỉnh hàng năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực, thì đến nay đã đảm bảo được an ninh lương thực ở vùng cao, vùng thấp đã có lúa gạo hàng hóa, nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng bền vững.

Chè được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

YBĐT - Trong vài năm trở lại đây sản xuất, kinh doanh chè liên tục gặp khó khăn, năm thì mất mùa, năm được mùa thì lại không có thị trường tiêu thụ, cuộc sống người làm chè rất khó khăn. Thế nhưng tại vùng chè Văn Chấn, Doanh nghiệp chè Thành Công đã mạnh dạn đầu tư trồng giống chè mới, chế biến chè xanh đặc sản lại khá thành công. Giá một kg chè thành phẩm lên tới cả triệu đồng, dẫu diện tích, sản lượng chưa nhiều nhưng đang hứa hẹn một hướng đi đầy triển vọng.

Sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu tại Khu công nghiệp Đầm Hồng.

YBĐT - Tại kỳ họp thứ 2, HĐND thành phố Yên Bái khoá XVIII đã ban hành 3 Nghị quyết về triển khai Đề án phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, thương mại dịch vụ và nông lâm nghiệp thành phố Yên Bái giai đoạn 2004 - 2005 và đến năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục