Trạm Tấu: Khuyến nông góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Qua 15 năm hoạt động, cùng với các địa phương, Trạm khuyến nông huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động khuyến nông không ngừng được đổi mới, góp phần làm thay đổi nền nông nghiệp địa phương, đóng góp quan trọng và sự phát triển kinh tế – xã hội chung toàn huyện.

Sau 15 năm thành lập, từ 4 cán bộ ban đầu đến nay, Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu đã có 10 cán bộ và hầu hết đều có trình độ đại học, cao đẳng. 15 năm qua, trong sự phát triển chung về kinh tế – xã hội của huyện, Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu đã đóng góp tích cực vào sự phát triển đó với vai trò làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy làm nông nghiệp.

Hoạt động khuyến nông ở vùng cao có đặc thù riêng, khó khăn, thiếu thốn hơn rất nhiều so với vùng thấp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đòi hỏi mỗi cán bộ khuyến nông phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, gắn bó với nông dân. Trạm Tấu là huyện có địa bàn rộng, giao thông đi lại rất khó khăn, có xã cứ vào mùa mưa là nhiều tháng không thể đến được thôn bản; dân cư thưa, phân bố không tập trung, chủ yếu là người Mông và người dân tộc Thái sinh sống; trình độ thâm canh của bà con còn thấp.

Để tạo điều kiện giúp nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện đã tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện tập trung tuyên truyền, vận động nông dân đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, chuyển đổi một số diện tích cây ruộng một vụ sang trồng cây mầu có giá trị kinh tế cao.

Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thông qua các buổi họp thôn để phổ  biến kỹ thuật cho bà con nông dân, giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, Trạm còn tổ chức nhiều đợt tham quan các mô hình chăn nuôi, trồng trọt trong và ngoài huyện; tích cực tham gia các hội chợ thương mại khuyến nông do tỉnh tổ chức, nhằm giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh đó, Trạm Khuyến nông huyện còn tích cực xây dựng các mô hình điểm ở mỗi xã về các loại giống cây, con mới để nông dân học tập và từng bước nhân rộng. Nhiều chương trình kinh tế trọng điểm của huyện, Trạm đã thực hiện thành công trong đó phải kể đến chương trình về cây lương thực, cây mầu. Để thực hiện chương trình này, huyện đã có chính sách ưu tiên phát triển như: hỗ trợ giống, phân bón, kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng...

Tuy nhiên, với tập quán canh tác lạc hậu, ít đầu tư chăm sóc, chỉ làm một vụ của người dân đặt ra vấn đề làm sao để thay đổi tập quán đó. Lúc này vai trò của công tác khuyến nông đặc biệt quan trọng bằng các việc làm thiết thực, trách nhiệm và lòng nhiệt tình những cán bộ khuyến nông Trạm Tấu không ngại khó khăn và ngày mưa cũng như ngày nắng, xuống tận từng thôn bản, cùng ra đồng, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn nhằm từng bước thay đổi ý thức tập quán canh tác lạc hậu trước đây.

Những nỗ lực không mệt mỏi trong suốt 15 năm qua của Trạm Khuyến nông Trạm Tấu đã được đền đáp xứng đáng. Nếu như năm 1994, cả huyện Trạm Tấu chỉ gieo cấy 47 ha lúa lai trong  vụ đông xuân, năng suất 29,2 tạ/ha thì đến năm 2008 diện tích này đã tăng lên 500 ha, năng suất đạt trên 40 tạ/ha; 1600 ha ruộng một vụ đã được chuyển đổi thành 2 vụ. Thông qua công tác khuyến nông, nhiều công nghệ mới đã được người dân ứng dụng thành công và sản xuất như: mô hình mạ che nilon đã phát huy hiệu quả cao trong việc khắc phục tình trạng mạ chết rét đã được áp dụng trong toàn huyện...

Qua 15 năm hoạt động, cùng với các địa phương, Trạm khuyến nông huyện Trạm Tấu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động khuyến nông không ngừng được đổi mới, góp phần làm thay đổi nền nông nghiệp địa phương, đóng góp quan trọng và sự phát triển kinh tế – xã hội chung toàn huyện. Mỗi cán bộ khuyến nông huyện đã thực sự là cầu nối, là người bạn gắn bó với nông dân. Bước sang năm 2009, trong xu thế chung của nền nông nghiệp thế giới cũng như trong nước, đó là hướng tới một nền nông nghiệp sạch; chuyên canh sản xuất hàng hoá, đòi hỏi mỗi cán hộ khuyến nông huyện càng phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Anh Dũng

Các tin khác
Nhiều hộ gia đình người Dao ở Văn Yên được vay vốn phát triển kinh tế. (Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Tính đến ngày 20/2/2009, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho vay ngắn hạn với các đối tượng được hỗ trợ lãi suất đạt trên 200 tỷ đồng.

Ngày 25-2, Bộ Công thương đã có Công văn số 1552/BCT-XNK gửi Bộ Tài chính về việc nhất trí với đề nghị của Bộ NN-PTNT về tăng các mức thuế suất đối với các loại sữa nguyên liệu nhập khẩu.

Tại các khu vục chợ thành phố Yên Bái gia cầm vẫn được bày bán tràn lan không rõ nguồn gốc.

YBĐT - Sau một thời gian khá dài cả nước đã cơ bản khống chế được dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng thì trong những ngày đầu năm 2009 này dịch lại bùng phát trở lại và đã có 16 tỉnh thành có dịch.

YBĐT - Yên Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư - công nghiệp. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, những năm gần đây, đi đôi với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây trồng, huyện Yên Bình còn tích cực khuyến khích nhân dân tập trung chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục