Trạm Kiểm lâm Cầu Gỗ tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/8/2012 | 3:11:15 PM

YBĐT - Trạm Kiểm lâm Cầu Gỗ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) có 8 cán bộ quản lý gần 13 nghìn ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ trải rộng trên địa bàn 5 xã, thị trấn nên việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn.

Trạm đã kiện toàn các ban chỉ đạo PCCCR ở các thôn bản, thành lập 79 tổ, đội xung kích bảo vệ rừng
(Ảnh: Thanh Miền)
Trạm đã kiện toàn các ban chỉ đạo PCCCR ở các thôn bản, thành lập 79 tổ, đội xung kích bảo vệ rừng (Ảnh: Thanh Miền)

Trạm Kiểm lâm Cầu Gỗ, huyện Văn Chấn có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn 5 xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn với trên 18.126 ha rừng các loại, trong đó có trên 6.241ha rừng tự nhiên phòng hộ và núi Khau Tee (tức núi Tè) nối dài từ Thượng Bằng La đến Cát Thịnh có rất nhiều loại gỗ quý như: trai, đinh hương, dâu, táu mật... luôn là “điểm nóng” về tình trạng khai thác, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép.

Để từng bước đẩy lùi nạn phá rừng, Trạm đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Đảng uỷ, UBND 5 xã, thị trấn kiện toàn các ban chỉ đạo PCCCR ở các thôn bản, thành lập 79 tổ, đội xung kích bảo vệ rừng (BVR) và PCCCR với gần 1000 người tham gia.

Toàn bộ diện tích rừng đã được giao cho các nhóm hộ quản lý và bảo vệ; tăng cường công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng tới mọi người dân; công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản, các tổ chức xã hội... nhằm chuyển tải chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nghị định, văn bản mới về phát triển rừng đến từng người dân; ký cam kết không vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng với hàng ngàn hộ dân.

Trạm đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện quy ước BVR trong cộng đồng dân cư. Việc xây dựng quy ước BVR phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, thôn, bản và thể chế hóa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Thông qua đó, người dân hiểu được Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nâng cao ý thức quản lý, BVR, nhận thức được tác hại của nạn phá rừng.

Anh Đào Quang Hải, Phó hạt trưởng, phụ trách Trạm Kiểm lâm Cầu Gỗ cho biết: “Muốn hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép thì kiểm lâm phải làm tốt công tác dân vận, bám rừng, bám dân; chính quyền cơ sở phải làm tốt công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Đồng thời tạo ra ý thức nhập cuộc của mỗi người dân trong công tác BVR, tiến tới xã hội hoá công tác phát triển rừng”.

Cùng với công tác tuyên truyền, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã chủ động tham mưu, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn giữ rừng tận gốc, xây dựng kế hoạch bảo vệ phát triển vốn rừng. Cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với tổ đội bảo vệ rừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các vùng trọng điểm các khu vực giáp ranh, phối hợp với nhân dân nắm bắt thông tin, phát hiện kịp thời các tụ điểm chặt phá rừng, khai thác vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Tính riêng 6 tháng đầu năm, Trạm Kiểm lâm Cầu Gỗ đã lập hồ sơ chuyển Hạt Kiểm lâm Văn Chấn xử lý 9 vụ vi phạm khai thác, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép, trong đó có 4 vụ cất giấu lâm sản trái phép, 5 vụ vận chuyển; tham mưu cho chính quyền cơ sở xử lý 19 vụ vi phạm lâm luật, trong đó 10 vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, 9 vụ vi phạm về nương rẫy; tịch thu 2,05m3 gỗ xẻ nhóm 5. Các vụ vi phạm đều xử lý nghiêm minh nên có tính giáo dục cao.

Mặc dù vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng ở đây vẫn gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng lớn, giáp ranh với nhiều địa phương khác, trong khi lực lượng kiểm lâm lại mỏng.

Hiện nay, Trạm Kiểm lâm Cầu Gỗ chỉ có 8 cán bộ quản lý gần 13 nghìn ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ trải rộng trên địa bàn 5 xã, thị trấn nên việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như rừng Khau Tee có diện tích rất rộng, lại tiếp giáp với các xã Cát Thịnh và Mường Cơi (Sơn La), lâm tặc thường lợi dụng địa phận các vùng giáp ranh để lén lút khai thác nên rất khó phát hiện và xử lý.

Ông Hà Giang Nam, Bí thư  chi bộ, tổ trưởng tổ quản lý rừng Noong Tài xã Thượng Bằng La tâm sự: “Chỉ có 9 thành viên nhưng tổ của tôi có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ trên 300ha rừng. Mỗi lần đi tuần tra cũng mất dăm, ba ngày. Nhiều khi tổ tuần tra phải đi đêm phục kích nhưng ngay khi thấy bóng dáng của lực lượng kiểm tra là chúng bỏ chạy. Vất vả là vậy trong khi đó mức giao khoán BVR thấp nên nhiều người không tâm huyết với nhiệm vụ được giao”.

Để làm tốt công tác quản lý, BVR, thời gian tới Trạm Kiểm lâm Cầu Gỗ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của những người giữ rừng và chủ rừng, vận động nhân dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, xử lý nghiêm các vụ vi phạm; phối hợp với chính quyền địa phương các xã, cùng các lực lượng chức năng tập trung truy quét các cá nhân, tổ chức phá rừng trên địa bàn quản lý, nhất là vùng giáp ranh, phối hợp chặt chẽ với chủ rừng, chính quyền cơ sở với các lực lượng chức năng bảo vệ rừng tận gốc.

Văn Thông

Các tin khác
Dự kiến thu phí ATM từ năm 2013.

Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại phát hành thẻ tự đề xuất các mức phí đối với loại thẻ ghi nợ nội địa (ATM) để chuẩn bị cho việc thu phí vào 2013.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các NH phát hành thẻ tự đề xuất mức thu phí đối với thẻ ghi nợ nội địa (ATM), gồm chi phí bình quân cho một giao dịch ATM tại NH, mức phí dự kiến đề xuất cho từng loại giao dịch và lý do đề xuất mức phí này gửi về Vụ Thanh toán, NHNN.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại diện đơn vị, địa phương tham dự lễ khởi công.

YBĐT - Sáng ngày 3/8, Công ty CP Môi trường và Năng lượng Nam Thành, Yên Bái đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, TP Yên Bái.

Sau một thời gian nuôi quy mô 1.000 con gia cầm/lứa, bà Phạm Thị Thắm lại trở về với mô hình nuôi gà thả vườn 200 con.

YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi có nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi gia cầm. Thời gian qua, tỉnh đã có những chính sách khuyến khích động viên người dân phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra khi chăn nuôi gia cầm từ nhỏ lẻ “bứt phá” lên xây dựng theo hướng hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục