Tăng cường phòng, chống dịch mùa xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/3/2014 | 2:47:51 PM

YBĐT - Mùa xuân, thời tiết không ổn định, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cộng với độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Vệ sinh cá nhân tốt là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống dịch bệnh.
Vệ sinh cá nhân tốt là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống dịch bệnh.

Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, thủy đậu, tay - chân - miệng diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương khiến người dân không khỏi lo ngại cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Phòng chống các dịch bệnh trong mùa xuân, ngay khi bước vào thời điểm giao mùa, Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ sở y tế đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường các biện pháp phòng bệnh đồng thời tổ chức giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát các ca bệnh có nguy cơ lây truyền cao.

Theo bác sĩ Vũ Xuân Hương - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên: "Các bệnh dễ mắc nhất trong mùa xuân đó là cúm, trong đó có những loại cúm rất nguy hiểm như cúm A(H1N1), A(H5N1), A(H7N9), dịch sởi và thủy đậu bùng phát ở nhiều nơi. Bởi vậy, chủ động phòng tránh dịch bệnh của mỗi người dân là hết sức cần thiết".

Ngoài những bệnh này, do thời tiết ấm lên cùng với độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng truyền bệnh, vi sinh gây bệnh phát triển… đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh hiện nay hết sức phức tạp. Riêng hai tháng đầu năm 2014, trên địa bàn huyện đã có hơn 430 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp mắc tay - chân - miệng, thủy đậu gần 100 trường hợp. Để phát hiện kịp thời ca bệnh, đơn vị đã tăng cường giám sát tại các cơ sở y tế và cộng đồng, duy trì tốt công tác báo dịch hàng ngày.

Phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả, hiện nay, Trung tâm Y tế huyện đã thành lập các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ cho các xã, thị trấn trong việc điều tra và xử lý triệt để ổ dịch khi có tình huống xảy ra; chuẩn bị cơ số thuốc, hóa chất, máy móc phục vụ phòng, chống dịch, phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên túc trực, sẵn sàng nhận nhiệm vụ; tăng cường giám sát bệnh nhân từ tuyến cơ sở, phát hiện sớm những trường hợp đầu tiên, triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời, không để dịch lan rộng; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch như Trạm Thú y huyện trong công tác thông tin về dịch cúm trên gia cầm, trong đó có cúm A(H7N9) và các dịch bệnh có khả năng lây truyền từ động vật sang người.

Đặc biệt, Trung tâm đã triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin sởi bổ sung cho trẻ em từ 1 đến 15 tuổi tại các xã khó khăn và các xã có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi thấp gồm: Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Kiên Thành, Y Can, Việt Hồng, Lương Thịnh. Trong đó, thực hiện tiêm bổ sung 5.610 liều trong tháng 2 đồng thời thực hiện đợt tiêm vét tại các xã còn lại cho 100% số trẻ từ 9 đến 24 tháng tuổi.

Bác sĩ Vũ Xuân Hương khuyến cáo nhân dân cần chủ động nắm bắt thông tin các loại bệnh dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp phòng chống. Quan trọng nhất là cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường sống, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Theo dự báo, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp nên để phòng tránh tốt dịch bệnh, sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ y tế chưa đủ mà còn cần có sự tham gia phòng chống, giám sát, kịp thời phát hiện ca bệnh của mỗi người dân. Mỗi người cũng cần phải trang bị các kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ dịch bệnh hiện nay.

Kim Oanh

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Hiện Việt Nam chưa phát hiện virus cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người nhưng điều kiện xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Do đó, Bộ Y tế đang triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó, đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực và trang thiết bị sẵn sàng khống chế khi phát hiện ca bệnh đầu tiên xâm nhập.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học. Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Một vụ án ma túy xét xử lưu động tại xã Âu Lâu.

YBĐT - Ngoài những vụ án trọng điểm, mỗi năm, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố xét xử 16 - 20 vụ án lưu động tại những địa bàn xảy ra vụ án và địa bàn có nhiều nguy cơ tiếp diễn vụ án.

Ảnh minh họa.

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, tính đến ngày 4/3, Bộ GD-ĐT đã cho phép 62 ngành được tuyển sinh trở lại trong năm 2014. Đến ngày 7/3, Bộ GD-ĐT sẽ có công văn gửi các trường về những ngành bị dừng tuyển sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục