Yên Bái quan tâm nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 7:45:30 AM

YênBái - Để góp phần cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, những năm gần đây, hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh Yên Bái tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và đơn vị tài trợ trao gà giống cho hội viên phụ nữ nghèo ở xã Minh Tiến, huyện Lục Yên.
Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và đơn vị tài trợ trao gà giống cho hội viên phụ nữ nghèo ở xã Minh Tiến, huyện Lục Yên.

Mục đích giúp phụ nữ thoát nghèo, tạo cơ hội, khả năng tiếp cận cũng như đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về chăm sóc sức khỏe, học hành, ăn, mặc, ở và có cơ hội được tự chủ về kinh tế ngang với mức của nam giới.

Năm 2022, Hội LHPN các cấp tiếp tục vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển các mô hình kinh tế tập thể. Trong đó, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở hội nâng cao hiệu quả, tính bền vững của các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), doanh nghiệp (DN) do nữ tham gia quản lý thông qua việc rà soát đánh giá các mô hình, đẩy mạnh các hoạt động kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. 

Cùng đó, Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức 1 lớp tập huấn "Nâng cao năng lực kinh doanh” cho 50 thành viên HTX và DN; thành lập mới 55 THT với 196 thành viên nữ, 4 HTX với 33 thành viên nữ và 3 DN do phụ nữ làm chủ. 

Hội cũng đã tổ chức 1 buổi tuyên truyền cho 60 chủ tịch, phó chủ tịch hội LHPN cơ sở về triển khai kế hoạch tiếp tục thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Hội LHPN tỉnh và Bưu điện tỉnh. Trong đó có hướng dẫn, hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu sản phẩm. 

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, các cấp hội LHPN tổ chức 95 cuộc tuyên truyền cho 4.363 phụ nữ nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh; đào tạo, nâng cao năng lực, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, quản lý sử dụng nguồn vốn cho 2.748 phụ nữ; hỗ trợ 124 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Hiện, toàn tỉnh có 178/226 cán bộ hội LHPN các cấp được đào tạo về tài chính toàn diện, giáo dục tài chính và tiết kiệm.

Cùng với đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, những tháng đầu năm 2022, hội LHPN các cấp còn phối hợp tổ chức 6 lớp dạy nghề cho 227 hội viên phụ nữ. Trong đó có 202 lao động nữ có việc làm sau đào tạo; phối hợp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động giúp 423 hội viên phụ nữ có công việc ổn định; vận động các nguồn lực triển khai các hoạt động giúp đỡ 1.726 hộ hội viên phụ nữ nghèo và cận nghèo; hỗ trợ các gia đình hội viên 43 mô hình sinh kế trồng rừng, chăn nuôi gia cầm, ba ba và tổ chức cho các nhóm trưởng nhóm nòng cốt Dự án "Sinh kế và dinh dưỡng xã Ngòi A” do tổ chức SPIR tài trợ tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình chăn nuôi bò tại Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ tại huyện Ba Vì (Hà Nội). 

Đặc biệt, thời gian qua, để hỗ trợ các hội viên có vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, hội phụ nữ các cấp đã duy trì hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn phát triển kinh tế từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Đến hết tháng 5/2022, tổng nguồn vốn dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các cấp hội đạt trên 1.488 tỷ đồng cho 28.252 hộ hội viên vay tại 814 tổ tiết kiệm và vay vốn. Ngoài ra, còn có 634 chi, tổ phụ nữ có hoạt động tiết kiệm hiệu quả với tổng số tiền tiết kiệm trên 24,5 tỷ đồng để chủ động nguồn vốn hỗ trợ 5.216 chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. 

Xác định hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ là hoạt động trọng tâm của tổ chức hội, thời gian tới, hội LHPN các cấp trong tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án 939 "Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” và các hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế. 

Theo đó, sẽ tổ chức các hoạt động tập huấn xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, marketing; nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên, DN, HTX, THT do nữ tham gia quản lý; tư vấn, hỗ trợ phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp tiếp cận tính dụng; tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia có hiệu quả các chương trình tiết kiệm, tín dụng tại cơ sở; tham gia các hoạt động Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2022 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức…

Hồng Oanh

Tags Yên Bái nâng cao quyền năng kinh tế phụ nữ sinh kế sản phẩm OCOP

Các tin khác
Các “chiến sĩ nhí” tham gia Chương trình “Học kỳ trong quân đội” được rèn luyện và tuân thủ kỷ luật trong quân đội.

10 năm qua, Chương trình “Học kỳ trong quân đội” đã trở nên quen thuộc đối với nhiều thanh thiếu niên (TTN) trong tỉnh Yên Bái. Kể từ lần đầu tiên được tổ chức, đến nay, chương trình đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hình thức, đáp ứng nhu cầu của các “chiến sĩ nhí” và các bậc phụ huynh.

Cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở trồng chè. Ảnh : Hoài Anh.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Yên Bái đã quan tâm, đẩy mạnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), nhất là những nhiệm vụ cụ thể ngành được phân công quản lý như: cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; ký cam kết sản xuất, kinh doanh an toàn...

Cụm lực lượng tự vệ 5 cơ quan: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Nghề và Tỉnh đoàn Yên Bái  kiểm tra bắn đạn thật trong đợt huấn luyện tháng 6/2022. Ảnh: Cường- Thắng

Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã huấn luyện được 429 lượt cơ sở dân quân, tự vệ cho 23.006 lượt chiến sĩ.

Thực hiện công tác kiểm tra nghiệp vụ, 6 tháng đầu năm, Tòa án nhân dân tỉnh đã kiểm tra 560 hồ sơ các loại của toà án nhân dân cấp huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục