Trước thực trạng này, ngày 18/4/2020, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 191 về thí điểm đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và XNCTP tại huyện Văn Chấn. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, tình trạng này đã giảm, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Nếu như năm 2019, toàn tỉnh có 277 trường hợp tảo hôn thì năm 2020, con số này giảm xuống còn 190 trường hợp, năm 2021 là 102 trường hợp và quý I năm 2022 chỉ còn 29 trường hợp. Về
tình trạng HNCHT, nếu như năm 2020, toàn tỉnh có 3 trường hợp thì năm 2021 và quý I năm 2022, cả tỉnh không có trường hợp nào vi phạm. Về vi phạm XNCTP, năm 2019, toàn tỉnh có 83 trường hợp; năm 2020, giảm xuống 74 trường hợp, năm 2021 giảm còn 53 trường hợp và quý I năm 2022 còn 22 trường hợp.
Để có được kết quả này, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã rất nỗ lực trong triển khai các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, giúp nhân dân hiểu rõ những tác hại, hệ lụy của nạn TH-HNCHT& XNCTP.
Với vai trò là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch số 191, năm 2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 154 về tuyên truyền, vận động đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT&XNCTP trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời, hiệp thương với các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành của tỉnh được phân công nhiệm vụ theo kế hoạch phân công trách nhiệm để triển khai kế hoạch.
Theo đó, các đơn vị được phân công nhiệm vụ đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện trong toàn hệ thống từ tỉnh đến cơ sở. Cấp ủy các huyện đã chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể trong huyện cụ thể hóa các nội dung của Kế hoạch số 191 bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện tại địa phương.
Năm 2020, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị gặp mặt 150 già làng, trưởng bản, người có uy tín và 3 hội nghị tập huấn cho trên 300 đại biểu là chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban MTTQ cấp xã và trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư về triển khai thực hiện công tác phòng, chống TH-HNCHT & XNCTP trên địa bàn các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Năm 2021, tổ chức gặp mặt 100 đại biểu là người có uy tín tiêu biểu tại huyện Mù Cang Chải để tuyên truyền về TH-HNCHT.
Cùng với MTTQ các cấp trong tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống TH-HNCHT& XNCTP cho 270 cán bộ, hội viên ở 3 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các cấp Hội Nông dân phối hợp tổ chức 570 buổi tuyên truyền cho 31.550 hội viên, nông dân về phòng, chống TH-HNCHT& XNCTP.
Riêng, Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải đã xây dựng 2 mô hình dòng họ tự quản về "Không TH-HNCHT& XNCTP” tại xã Lao Chải và xã Mồ Dề với 195 hộ hội viên tham gia. Tỉnh đoàn đã tổ chức 3 hoạt động giao lưu truyền thông cấp tỉnh và ra mắt xây dựng 3 mô hình "Phòng, chống TH-HNCHT & XNCTP” các xã: An Lương (Văn Chấn), Phình Hồ (Trạm Tấu) và La Pán Tẩn (Mù Cang Chải); triển khai cho các chi đoàn ở 3 huyện vùng cao này ký cam kết thực hiện "Không TH-HNCHT, không sinh con thứ ba trở lên, không thách cưới cao và không XNCTP”.
Đồng thời, ra mắt 34 mô hình "3 không”; thực hiện đăng tải gần 100 tin, bài tuyên truyền về phòng, chống TH-HNCHT& XNCTP trên mạng xã hội; chỉ đạo 100% liên đội các nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề "Không TH-HNCHT& XNCTP”.
Phát huy vai trò chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ,
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội phát huy vai trò của 1.450 cộng tác viên, báo cáo viên hội viên trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, con em trong gia đình, dòng họ không TH-HNCHT & XNCTP; kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, hội viên, phụ nữ; vận động cán bộ, hội viên phụ nữ yên tâm, tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong hơn 2 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ đã phối hợp tổ chức 17 cuộc truyền thông về kỹ năng sống, an toàn cho phụ nữ và trẻ em, phòng chống mua bán người, phòng chống TH-HNCHT & XNCTP tại thành phố Yên Bái và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Yên Bình; tổ chức 5 lớp tập huấn về chính sách dân số, phòng, chống TH-HNCHT & XNCTP, kỹ năng điều hành mô hình tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng cho 400 cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia; tuyên truyền, vận động thành công các gia đình dừng tổ chức kết hôn cho 43 trường hợp chưa đủ tuổi.
Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với phòng dân tộc cấp huyện tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho người dân nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về TH-HNCHT cho 415 đại biểu là cán bộ xã, đội ngũ cán bộ chủ chốt các thôn, bản và người uy tín trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phối hợp với huyện Văn Yên lựa chọn nhân rộng mô hình điểm thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025”.
Đồng thời, tổ chức các đoàn công tác đánh giá nắm tình hình về thực trạng TH-HNCHT tại các huyện, thị. Công an tỉnh đã tổ chức các hội nghị tập huấn, triển khai Kế hoạch số 191 cho toàn thể lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp xây dựng 7 phóng sự tuyên truyền cảnh báo về hậu quả, tác hại và những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra với người lao động khi XNCTP.
Cùng với đó, tiếp tục phát động Phong trào "Toàn dân BVANTQ”, thực hiện quản lý hộ khẩu và tiến hành xử phạt, khởi tố, điều tra những đối tượng tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Theo đó, cấp ủy, chính quyền cần ban hành nghị quyết lãnh đạo, các giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT& XNCTP trên địa bàn. Các cơ quan, ban, ngành chức năng phải tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; xác định rõ đối tượng để có nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp; thực hiện tuyên truyền trực tiếp đến từng đối tượng, địa bàn thôn, bản, cụm dân cư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các nhà trường. Trong đó, tập trung làm tốt công tác giáo dục sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, giáo dục giới tính cho học sinh.
Chính quyền cơ sở cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng viên; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước và kiên quyết hủy hôn đối với những cặp
TH- HNCHT. Đặc biệt, các địa phương cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, ưu tiên hỗ trợ cho gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình khó khăn nhằm xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông, phát triển các trường dạy nghề cho thanh thiếu niên bước vào tuổi lao động phù hợp yêu cầu phát triển của huyện, tạo việc làm, nghề nghiệp ổn định cuộc sống.
Hồng Oanh