Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc kiểm tra việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2024 | 4:22:23 PM

YênBái - Đoàn công tác Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) của Ủy ban Dân tộc vừa kiểm tra, đánh giá kết quả một số mô hình hỗ trợ từ các Chương MTQG, mô hình vay vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tại huyện Mù Cang Chải.

Đoàn công tác khảo sát thực tế các chương trình, chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới lớp học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Púng Luông
Đoàn công tác khảo sát thực tế các chương trình, chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới lớp học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Púng Luông

Đoàn do đồng chí Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá kết quả một số mô hình hỗ trợ từ các Chương MTQG (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cơ sở vật chất trường học, trạm y tế xã); kiểm tra mô hình vay vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc tại huyện Mù Cang Chải.

Báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện, lãnh đạo huyện Mù Cang Chải cho biết: Chương trình MTQG được triển khai đồng bộ ở các địa phương đã tạo cơ hội và điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt, các Chương trình MTQG đã góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hạ tầng cơ sở thiết yếu được tăng cường, tạo đà cho kinh tế, xã hội phát triển và tăng hưởng thu trực tiếp cho người dân. 

Quang cảnh buổi làm việc 

Nhờ thực hiện tốt các Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mù Cang Chải giảm 9,83% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021- 2025, tương đương 1.178 hộ; cận nghèo giảm 2,59%, tương đương 316 hộ. Đến hết năm 2023, toàn huyện còn 5.166 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 38,45%; con số lần lượt với hộ cận nghèo là 1.136 và 8,46%.  

Tại buổi làm việc, thay mặt công tác, đồng chí Hà Việt Quân đã đánh giá cao những nỗ lực của huyện Mù Cang Chải trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Trong đó, huyện đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. 

Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị huyện Mù Cang Chải cần quyết tâm cao, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của người dân. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính dân chủ trong thực hiện các Chương trình MTQG. 

Đối với nhóm nhiệm vụ thực hiện các Chương trình MTQG, đồng chí đề nghị tiếp tục triển khai đối với dự án đã giao vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Về các cơ chế, chính sách mới của các bộ, ngành trung ương, cần thể chế hóa, khẩn trương đưa chính sách vào cuộc sống; tiếp tục quan tâm thực hiện các chính sách dân tộc; nâng cao chất lượng chính sách tín dụng, hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, cải thiện đời sống, phát triển sản xuất; chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số…

Dịp này, đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế kết quả các chương trình, chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới lớp học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Púng Luông; khảo sát mô hình vay vốn trồng và chế biến chè tại Hợp tác xã chè Páo Câu và một số mô hình vay vốn kinh doanh nhà nghỉ cộng đồng tại xã Púng Luông.

Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải mục tiêu quốc gia dân tộc chính sách hộ nghèo

Các tin khác
Quang cảnh buổi họp báo.

Ngày 15/8, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi gặp gỡ báo chí công bố Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2024 và Lễ ký kết tài trợ Giải.

Trạm Tấu chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và HSSV trên địa bàn.

Đến năm 2030, huyện Trạm Tấu sẽ có 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên (HSSV) trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng mềm nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo đào tạo và phát triển kỹ năng mềm trên địa bàn. Đồng thời hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và HSSV trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Bưu điện huyện Trấn Yên làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe lưu động tại bưu điện văn hóa xã Báo Đáp.

Dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) được xem là giải pháp hữu hiệu, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho người dân trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC). Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền trong tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai nhiều giải pháp giúp người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ BCCI.

Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Lộ tổ chức chương trình đổi rác thải nhựa, pin phế thải lấy cây xanh thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.

Hưởng ứng Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” do Trung ương Đoàn phát động, Thị đoàn Nghĩa Lộ đã phát động Cuộc vận động “Mỗi đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) một ý tưởng, một sáng kiến”. Cuộc vận động đã tạo điều kiện để tuổi trẻ thị xã phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục