Xây dựng thị trấn Cổ Phúc đạt chuẩn đô thị văn minh gắn với nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/8/2024 | 8:08:15 AM

YênBái - Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại, dịch vụ… của huyện Trấn Yên, những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, thị trấn Cổ Phúc đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng đô thị văn minh (ĐTVM) gắn nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, trọng tâm là xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị (CTĐT).


Đây là tiêu chí đòi hỏi cần phải có nguồn lực đầu tư khá lớn, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì công tác xã hội hóa huy động nguồn lực đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Ngọc Bắc - Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Phúc về nội dung này.

P.V: Xin đồng chí cho biết kết quả huy động nguồn lực xây dựng thị trấn Cổ Phúc đạt chuẩn ĐTVM?     

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bắc: Xây dựng thị trấn Cổ Phúc đạt chuẩn ĐTVM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024. Trong đó, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị là tiêu chí đòi hỏi cần phải có nguồn lực đầu tư khá lớn, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì công tác xã hội hóa huy động nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng. Với tinh thần, quyết tâm cao, các tổ dân phố cũng đã phát huy nội lực, vận động nhân dân đóng góp kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư... 

Bằng hình thức xã hội hóa, thị trấn đã huy động được trên 3 tỷ đồng để chỉnh trang đô thị, góp phần làm cho bộ mặt đô thị ngày một khang trang, sáng, xanh, sạch đẹp. Điển hình như tổ dân phố 6 huy động làm nhà văn hóa trên 800 triệu đồng; tổ dân phố 4 huy động làm nhà văn hóa trên 500 triệu đồng; tổ dân phố 2 vận động làm nhà vòm, sửa chữa nâng cấp nhà văn hóa trên 200 triệu đồng; tổ dân phố 3, 4, 7, 10 và tổ dân phố 11 đã huy động nhân dân đóng góp trên 200 triệu đồng để làm mới hơn 2 km đường giao thông, gần 3 km đường điện thắp sáng…

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bắc - Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Phúc
 
P.V: Việc lập lại trật tự và CTĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết. Vậy, xin đồng chí cho biết rõ hơn về nội dung này?

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bắc: Công tác lập lại trật tự và CTĐT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết đòi hỏi chính quyền địa phương phải vào cuộc quyết liệt và có những giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ, lâu dài. Theo đó, Đảng ủy thị trấn đã chỉ đạo quyết liệt cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14 của Huyện ủy và Quy định 06 của UBND huyện Trấn Yên về quy chế quản lý đô thị thị trấn Cổ Phúc như: thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng ĐTVM; thành lập Tổ trật tự đô thị; giao nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong công tác CTĐT, vệ sinh môi trường, trật tự xây dựng… 

Đồng thời, triển khai đến 100% các hộ dân ký cam kết thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác quản lý đô thị, xây dựng ĐTVM; UBND phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương tăng cường, đổi mới trong tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành; thường xuyên tổ chức các đợt ra quân tuần tra kiểm soát xử lý các hộ cố tình vi phạm, tái vi phạm, thu giữ các vật liệu vi phạm hành lang an toàn giao thông; từ đó, ý thức người dân đã chuyển biến rõ nét so với đầu nhiệm kỳ… 

Bên cạnh đó, thị trấn tập trung chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo và các tổ dân phố tổ chức các hoạt động, phát động phong trào tổng vệ sinh môi trường trong "Ngày cuối tuần cùng dân” nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường thông thoáng, sạch đẹp và thân thiện với môi trường; tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự đô thị…

P.V: Cùng với xây dựng ĐTVM, thị trấn Cổ Phúc cũng tập trung cho nhiệm vụ nâng cao CSHP cho người dân. Vậy, xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật về nhiệm vụ nâng cao CSHP cho người dân?

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bắc: Thị trấn Cổ Phúc xác định xây dựng ĐTVM gắn với nâng cao CSHP cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp thể hiện quyết tâm chính trị cao, tư duy đột phá của cấp ủy, chính quyền từ thị trấn đến các tổ dân phố và sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia của nhân dân đúng với phương châm chỉ đạo của Đảng "Trên dưới đồng lòng - Dọc ngang thông suốt”; giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm cho từng cán bộ, công chức và cho từng tổ dân phố, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn Đảng bộ. 

Hiện tại, thị trấn đạt 9/9 tiêu chí về xây dựng ĐTVM; các công trình xây dựng mới bảo đảm đúng quy hoạch, kiến trúc hài hòa, phù hợp với kiến trúc của đô thị; 100% các tuyến phố chính, tuyến đường liên tổ dân phố đã được nhựa hóa, bê tông hóa, lắp đặt đèn điện chiếu sáng, camera an ninh; hệ thống cây xanh, đường hoa được trồng mới và thường xuyên cải tạo; 100% số hộ sử dụng nước sạch, nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm, không có vụ việc nổi cộm, trọng án xảy ra.

Đến nay, 11/11 tổ dân phố có hệ thống loa truyền thanh thông minh; 100% số hộ và người dân có thiết bị nghe, nhìn thông minh; thu nhập bình quân đầu người 66,62 triệu đồng/năm; 100% các tổ dân phố có nhà văn hóa, khu vui chơi công cộng; trên 97% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh… Đây chính là những điều kiện quan trọng, quyết định để thị trấn Cổ Phúc đề nghị công nhận đạt chuẩn ĐTVM trong năm 2024.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Ngọc Sơn (thực hiện)

Tags Cổ Phúc đô thị văn minh chỉ số hạnh phúc nông thôn mới

Các tin khác
Lãnh đạo Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Yên Bái tặng hoa chúc mừng Ngày hội

Chiều 15/8, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tổ chức Ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" năm 2024.

Đoàn công tác khảo sát thực tế các chương trình, chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới lớp học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Púng Luông

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) của Ủy ban Dân tộc vừa kiểm tra, đánh giá kết quả một số mô hình hỗ trợ từ các Chương MTQG, mô hình vay vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tại huyện Mù Cang Chải.

Quang cảnh buổi họp báo.

Ngày 15/8, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi gặp gỡ báo chí công bố Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2024 và Lễ ký kết tài trợ Giải.

Trạm Tấu chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và HSSV trên địa bàn.

Đến năm 2030, huyện Trạm Tấu sẽ có 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên (HSSV) trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng mềm nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo đào tạo và phát triển kỹ năng mềm trên địa bàn. Đồng thời hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và HSSV trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục