Mưa lũ lớn: Sơn La 16 điểm sạt lở, Kon Tum sập cầu, một người chết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/8/2008 | 12:00:00 AM

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La bị ảnh hưởng xấu bởi mưa lũ kéo dài, gây hậu quả khá nặng nề tại các huyện Sốp Cộp, Mường La, Quỳnh Nhai, Thị xã Sơn La... Trận mưa lớn, kéo dài trên diện rộng vào đêm mồng 5, rạng sáng ngày 6/8 đã gây nên lũ lớn trên suối Muội, huyện Thuận Châu, làm sạt lở đất tại bản Nà Nghè, xã Chiềng Ly.

Cầu Đăk Vét sau khi bị sập
Cầu Đăk Vét sau khi bị sập

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Thuận Châu, trận mưa lũ ngày 6/8 đã gây ảnh hưởng tới 11 xã trong huyện như gây ngập, cuốn trôi, vùi lấp 149 ha lúa mùa; phá hỏng 98 ao cá; cuốn trôi, phá hỏng 12 cầu treo và gần 5 km kênh, mương nội đồng, 3 phai đập tràn dẫn nước, 7 hộ gia đình phải di chuyển.

Ngoài ra, trên các tuyến quốc lộ 6, tỉnh lộ 107 và 108 (đường từ Thuận Châu đi cụm xã vùng cao Co Mạ và đi huyện Quỳnh Nhai) đã bị sạt lở 16 điểm với hàng trăm m3 đất, đá.

Hiện Sơn La vẫn có dấu hiệu mưa tiếp, tiềm ẩn nguy cơ có lũ lớn. Ngay ở Thị xã Sơn La, chính quyền cũng đang phải loay hoay với bài toán di dân tái định cư do trận mưa lớn kéo dài cuối tháng 7 vừa qua gây sạt lở đất tại tổ 10 phường Chiềng Lề - một khu vực định cư của bà con hàng chục năm qua, nằm ngay dưới chân ta luy âm của quốc lộ 6.

Các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La đã yêu cầu các địa phương tuyên truyền, nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời với ảnh hưởng bão lũ xảy ra. Đặc biệt, trên các tuyến giao thông cần tăng cường tuần tra, thông tin và cảnh báo kịp thời để hạn chế thấp nhất những thại hại không đáng có.

Vào khoảng 5h sáng ngày 7/8/2008, cây cầu Đăk Vét (đoạn km 62+640) quốc lộ 24 xã Đăk Blà (Thị xã Kon Tum - Kon Tum) đã bị sập làm  một người bị chết tại chỗ và một người bị thương. 

Người bị chết là anh Dương Văn Công (sinh năm 1974) ở xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) và người bị thương là chị Thu, ở thôn Kon Gu, xã Đăk Blà. 

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mưa lớn kéo dài trong mấy ngày qua làm xói mòn mố cầu nên xảy ra sự cố trên. 

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Cô và trò Trường Tiểu học số 1, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) trong lớp học 36 buổi.

YBĐT - Chưa đầy một tháng nữa là học sinh ở 27 trường mầm non, 34 trường tiểu học, 9 trường PTCS và 22 trường THCS của huyện Trấn Yên (Yên Bái) sẽ bước vào năm học 2008 – 2009. Cùng với các địa phương khác, ngành giáo dục - đào tạo huyện cũng đang gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện để đón năm học mới.

YBĐT - Thành phố Yên Bái hiện có 8.794 hội viên người cao tuổi (NCT) chiếm 11% dân số. Tất cả 11 xã, phường đều có tổ chức hội NCT và hoạt động của tổ chức hội NCT ngày càng có hiệu quả thiết thực thông qua phong trào “Tuổi cao, chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

YBĐT - Đến với Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Yên Bái trong những ngày này, chúng tôi được chứng kiến không khí làm việc tích cực của đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động, đặc biệt là sự năng nổ, hăng say của các đoàn viên trẻ – những người đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” trong thời gian vừa qua, dần khẳng định được vai trò của mình trong một tập thể đoàn kết, thống nhất.

Giờ học trong hè của học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Nằm trong hệ thống các trường phổ thông công lập của cả nước, trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được coi là loại hình trường tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số. Không những thế, đây còn là một trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, giữ vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng dân tộc của các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục