Xuất khẩu lao động ở Lục Yên: Người nghèo lại nghèo thêm

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm gần đây huyện Lục Yên có 495 người đi LĐXK ở nhiều thị trường lao động khác nhau như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... Tất cả họ đều tin tưởng vào sự giúp đỡ, tư vấn của các doanh nghiệp tuyển lao động và Phòng LĐ-TB&XH.

Sản phẩm từ đá trắng Lục Yên.
Sản phẩm từ đá trắng Lục Yên.

Cùng với chủ trương trên, tại huyện Lục Yên công tác XKLĐ được chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp đặc biệt chú trọng và quan tâm đúng mức, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp người dân có nguyện vọng đi (LĐXK) và các doanh nghiệp đến tuyển lao động. Những năm gần đây huyện Lục Yên có 495 người đi LĐXK ở nhiều thị trường lao động khác nhau như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... Nhưng hầu hết những người dân nghèo đi LĐXK đều không nắm bắt được các thông tin chính xác từ các thị trường lao động ở nước ngoài. Tất cả họ đều tin tưởng vào sự giúp đỡ, tư vấn của các doanh nghiệp tuyển lao động và Phòng LĐ-TB&XH.

Mọi thủ tục hành chính từ làm hồ sơ, đi học tiếng đến cả việc tín chấp để vay tiền ngân hàng đều được các doanh nghiệp đến tuyển người và các cơ quan có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ, người lao động chỉ việc đến ngân hàng ký vào khế ước vay tiền và chờ giấy gọi là lên đường đi LĐXK, điều đó đã khuyến khích được nhiều người dân tham gia vào chương trình XKLĐ. Ở Lâm Thượng nhiều gia đình có hai, ba người đi LĐXK. C

ũng có gia đình nhờ LĐXK đã thực sự xóa được đói, giảm được nghèo. Nhưng cũng có nhiều người đi LĐXK khi trở về không chỉ tay trắng mà còn ôm theo những món nợ khổng lồ mà không biết bao giờ mới trả được. Những ngày đầu tháng 8/2008, chúng tôi cùng đoàn công tác của Ban chỉ đạo "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của tỉnh Yên Bái đến làm việc tại xã Minh Chuẩn đã được nghe phản ảnh của chính quyền địa phương và tâm tư của 2 trong 8 trường hợp đi LĐXK tại Malaysia vừa trở về nước ngày 26/7/2008. Tất cả những trường hợp này hoàn cảnh gia đình đều hết sức khó khăn.

Năm 2005 Công ty XKLĐ (IMS) Hà Nội đến tuyển lao động, qua tư vấn người dân thấy đây là một cơ hội cứu cánh để giúp họ thoát nghèo. Nhà anh Nguyễn Quốc Khiếu ở thôn 5 đã bán đi con trâu cày là tài sản duy nhất và vay thêm ngân hàng 20 triệu đồng; gia đình anh Hà Quang Tùy ở thôn 5 cũng vay ngân hàng 20 triệu đồng để đi. Những mong sau 3 năm LĐXK trở về ngoài tiền trả nợ ngân hàng còn có thêm chút vốn liếng để chăn nuôi sản xuất...

Anh Nguyễn Quốc Khiếu cho biết: Sau khi đến Malaysia không có việc làm công nhân đã điện về nước nhưng Công ty XKLĐ (IMS) không ai trả lời. Một số anh em sốt ruột muốn về nhưng nghĩ đến khoản nợ ngân hàng mọi người cố ở lại để mong có cơ hội được đi làm. Nhưng sau 3 năm ăn trực nằm chờ nơi đất khách, khi hết hợp đồng trở về đến nhà trong túi không đủ 10 nghìn đồng để mua quà cho gia đình.

Còn gia đình anh Hà Quang Tùy cũng vậy, anh có hai con nhỏ hoàn cảnh khó khăn, chị Nguyễn Thị Son đã vay ngân hàng 20 triệu đồng để chồng đi LĐXK, ở nhà chị tần tảo vừa nuôi con vừa trả lãi ngân hàng hy vọng đến ngày chồng về sẽ có tiền trả nợ ngân hàng và có thêm chút vốn để làm ăn. Nay chồng chị đã về nhưng khoản nợ ngân hàng vẫn còn nguyên vẹn. Gặp chúng tôi chị nghẹn ngào trong nước mắt: “Ngày 31 tháng 7 em vừa phải bán 40 kg ngô để trả lãi ngân hàng với mức lãi xuất phạt 2,6% vì nợ quá hạn”...

Trao đổi với các lãnh đạo xã Minh Chuẩn, ông Lộc Quốc Trị - Phó chủ tịch UBND xã cho biết đây là một vấn đề đang bức xúc tại địa phương. Xã đã họp bàn và có văn bản để gửi các cơ quan chức năng, đồng thời đề nghị Ngân hàng NN&PTNT huyện có chính sách giãn nợ cho các hộ gia đình này. Để tìm hiểu thêm tư liệu cho bài viết, chúng tôi đã đến Lâm Thượng là một trong những xã có nhiều người (142 người), đi LĐXK nhất huyện Lục Yên, ông Trần Quang Vinh - Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng tâm sự: "XKLĐ để lại nhiều nợ cho dân quá. 137 trường hợp đi lao động ở Malaisia trở về hộ nào cũng nợ ngân hàng 20 triệu, hiện nay xã cũng chưa biết giải quyết thế nào?”.

Chắc chắn "Hậu" của chương trình XKLĐ ở Lục Yên còn để lại hậu quả lâu dài cho các hộ dân nghèo. Nhưng đó là "chuyện đã rồi" trách nhiệm sẽ có các cơ quan hữu quan có liên quan giải quyết.

Điều muốn nói ở bài viết này là con đường XKLĐ tìm việc làm để xóa đói giảm nghèo không nhất thiết là phải đi ra nước ngoài mà có thể tìm việc làm ngay trong nước. Nếu với số tiền 20 triệu đồng để được đi LĐXK ở nước ngoài, thì tại Việt Nam có thể học và trở thành một công nhân lành nghề làm việc lâu dài ngay tại các khu công nghiệp trong nước vốn đang khan hiếm lao động. Như vậy, người nghèo mới thoát nghèo và phát triển bền vững.

Đây là một bài học lớn để mọi người cùng suy ngẫm rút kinh nghiệm.

Lưu Đức Huấn

Các tin khác
Người dân thôn Nậm Cưởm, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn tham gia ý kiến về sử dụng Quỹ phát triển địa phương.

YBĐT - Dự án Chia sẻ thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về xoá đói giảm nghèo bắt đầu được triển khai tại tỉnh Yên Bái từ cuối năm 2003. Dự án có sự tham gia của người dân ở 156 thôn, bản của 18 xã thuộc 2 huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải.

Tiêu huỷ vật phẩm của gia cầm sau giết mổ

Đó là thông tin được Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh đưa ra tại Hội nghị toàn quốc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, ngày 26/8.

Niềm vui ngày khai trường của học sinh.

Năm học này Bộ GD&ĐT chỉ thị các trường thực hiện "ba công khai" : công khai điều kiện đào tạo, quy mô đào tạo; công khai nguồn lực (số lượng, trình độ giáo viên); công khai tài chính thu - chi.

Được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ trao Huân chương Lao động hạng 3 cho Công ty cổ phần Mông Sơn và Liên minh HTX tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Ngày 25 và 26/8, Liên minh HTX tỉnh Yên Bái đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2008-2013. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Liên minh HTX Việt Nam và đại diện Liên minh các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang đã đến dự và chia vui với Đại hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục