Dân giàu nhờ Hội chăm lo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Kiên Thành là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Trấn Yên, có 3.473 khẩu với 5 dân tộc được phân thành 12 thôn bản. Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Nhiều hộ gia đình đã chọn hướng phát triển kinh tế chăn nuôi để làm giàu.
Nhiều hộ gia đình đã chọn hướng phát triển kinh tế chăn nuôi để làm giàu.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Hội Nông dân (HND) xã Kiên Thành lần thứ IV, công tác xây dựng Hội đã có những đổi thay về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, thu hút hội viên tham gia. Vì vậy, số hội viên đã không ngừng tăng lên, đến nay đã lên con số 534. Hoạt động của chi hội, tổ hội có nhiều chuyển biến tích cực trong việc xây dựng quy chế hoạt động, chương trình kế koạch công tác...

Bên cạnh đó, HND xã luôn tạo dựng và củng cố được lòng tin với các hội viên bằng những việc làm tích cực như: tín chấp vay vốn với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, giúp hội viên có vốn phát triển sản xuất; phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng tre măng Bát Độ, chăn nuôi gà, lợn cho các hộ nghèo... Qua đây, các hội viên được trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất để từ đó đầu tư, thâm canh đưa các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Nhiều hội viên đã tích cực học hỏi, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo như hội viên Lộc Thị Tới thôn An Thịnh, Giàng A Lau bản Đồng Ruộng...

Ông Trần Văn Mạnh, dân tộc Tày thôn Yên Thịnh tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi khó khăn vất vả lắm, không có vốn và kiến thức kinh doanh, nhưng từ năm 2002 - 2003 được sự giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền, HND xã giúp gia đình trong việc vay vốn ngân hàng, được tham gia các lớp tập huấn kiến thức làm giàu... từ 4 ha xã giao trồng tre măng Bát Độ, gia đình tôi đã tích lũy vốn, thuê đất bán hàng tạp hóa kết hợp chăn nuôi lợn, gà... đến nay mỗi năm thu lãi được 70- 80 triệu đồng, đời sống đã khá nhiều so với trước”. Hội viên Hà Văn Biển, thôn Đồng An trước đây cuộc sống đói nghèo, cả gia đình 5 khẩu chủ yếu dựa vào 3 sào ruộng.

Được sự giúp đỡ của HND, ông Biển mạnh dạn đầu tư vào 3 ha đồi trồng tre măng Bát Độ, quế kết hợp chăn nuôi, buôn bán... Sau nhiều năm làm ăn, đến nay đủ ăn và có tích luỹ, ông còn đầu tư mua xe ôtô Cửu Long để vận chuyển hàng hóa, mỗi năm trừ chi phí cũng thu về trên 30 triệu đồng. Không chỉ ông Mạnh, ông Biển, nhiều hội viên nghèo khác được sự giúp đỡ tích cực, cụ thể của HND đã vươn lên làm giàu chính đáng, có thu nhập từ 30- 50 triệu đồng/năm như: mô hình trang trại, trồng rừng của hội viên Dương Trung Hưng thôn Đồng Phay, hội viên Giàng A Sáu ở bản Đồng Ruộng, mô hình trồng rừng kết hợp với chế biến nông lâm sản của hội viên Triệu Phú Tiên thôn Khe Rộng...

Ông Mai Công Trình - Chủ tịch HND xã cho biết: “Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết xóa đói giảm nghèo được tổ chức Hội coi trọng hàng đầu, vì nó có vai trò quyết định tới các phong trào khác của Hội, giúp hội viên xóa đói giảm nghèo từng bước cải thiện cuộc sống”. Từ đó, Hội đã đưa ra các phương pháp, kế hoạch chỉ đạo giúp hội viên sản xuất kinh doanh; tổ chức cho hội viên đăng ký thi đua sản xuất giỏi;  vận động hỗ trợ hội viên cách thâm canh, chăn nuôi qua các lớp tập huấn; tuyên truyền các mô hình kinh tế sản xuất giỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho hội viên học tập, phấn đấu mỗi năm một chi hội giúp đỡ 1- 2 hộ thoát nghèo...

Những việc làm tích cực, cụ thể của HND Kiên Thành đã làm thay đổi tư duy nhận thức của nông dân trong cung cách làm ăn, đời sống hội viên từng bước được cải thiện. Gắn bó và phát triển nhờ Hội, các hội viên đã tham gia nhiệt tình phong trào nông dân xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, đóng góp hàng nghìn ngày công xóa 31 nhà tạm. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng luôn được các hội viên chú trọng, đã vận động 100% con em tham gia khám tuyển và nhập ngũ... Với những bước đi tích cực và đúng hướng, HND xã Kiên Thành đã giúp hội viên xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ đạt 7 triệu đồng; số hộ nghèo giảm 88 hộ

Phạm Toàn

Các tin khác

YBĐT - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện có trên 22 ngàn người trong độ tuổi lao động (trong đó, lao động nông thôn trên 20 ngàn người). Lẽ ra nguồn nhân lực lớn sẽ rất thuận lợi cho việc khai thác lao động trên địa bàn tham gia chương trình xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71 ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng trên thực tế huyện còn gặp rất nhiều khó khăn.

YBĐT - Những năm trước đây, khi nhắc đến cái tên Làng Át, nay là thôn 20 của xã Minh Xuân, huyện Lục Yên (Yên Bái) thì không ai không giật mình bởi đây là một điểm nóng về tình hình an ninh trật tự với các vụ trộm cắp, giết người. "Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa", ở đâu người ta cũng sợ và không muốn trao đổi, buôn bán, kết bạn hay thiết lập bất kỳ một mối quan hệ nào với người Làng Át. Dẫu biết rằng "Con sâu bỏ rầu nồi canh" nhưng mọi người vẫn khó có thể xóa đi mặc cảm, thay đổi cái nhìn về nơi này. Và điều ấy đã kéo theo bao câu chuyện buồn xảy ra phía sau lũy tre làng...

Gầm sàn là “chuồng” trâu, bò. 
(Ảnh chụp tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn)

YBĐT - Hiện ở Yên Bái, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt khoảng dưới 30%, riêng ở nông thôn chỉ khoảng 10%. Trong khi đó, theo các nhà chuyên môn, hiện nay khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao là những bệnh có liên quan đến môi trường phân, nước và rác.

Học sinh lớp 12A6 (ban A) Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) trao đổi sau buổi thi giữa học kỳ 1. Những học sinh này có thể sẽ không còn phải làm phần đề riêng trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới

Thảo luận góp ý cho quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2010 là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm trong hội thảo về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 8-10 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục