Phụ nữ Đại Phác sử dụng hiệu quả vốn vay

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/4/2013 | 2:44:46 PM

YBĐT - Hiện tại, Hội Phụ nữ xã Đại Phác, huyện Văn Yên (Yên Bái) quản lý 9 tổ tín dụng hoạt động có hiệu quả với dư nợ trên 7,7 tỷ đồng vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, trong đó có 179 hộ vay sản xuất kinh doanh, 54 hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế với nguồn vốn trên 5,4 tỷ đồng.

Nhóm hộ vay vốn phụ nữ trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn hiệu quả.
Nhóm hộ vay vốn phụ nữ trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn hiệu quả.

Hội Phụ nữ xã hiện có 693 hội viên, chiếm 81,5% số phụ nữ của xã. Những năm qua, cùng với việc tổ chức sinh hoạt định kỳ cho hội viên, Ban chấp hành Hội còn phối hợp với các ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống gia đình.

Cán bộ hội thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân, thu lãi tại xã; cùng tham gia quản lý, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ; thông qua sinh hoạt hội kiểm điểm việc chấp hành quy định của tổ vay vốn đồng thời nắm bắt, phát hiện kịp thời các trường hợp rủi ro hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Hội còn phối hợp với cán bộ ngân hàng tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý vốn cho các tổ trưởng tổ vay vốn đồng thời lồng ghép các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ vay để đầu tư sản xuất có hiệu quả.

Hiện tại, Hội Phụ nữ xã quản lý 9 tổ tín dụng hoạt động có hiệu quả với dư nợ trên 7,7 tỷ đồng vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, trong đó có 179 hộ vay sản xuất kinh doanh, 54 hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế với nguồn vốn trên 5,4 tỷ đồng. Từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm của Hội Phụ nữ xã Đại Phác, nhiều hội viên đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tiêu biểu trong đó có chị Phạm Thị Ngát - Chi hội thôn Ba Luồng. Năm 2005, chị được vay nguồn vốn 15 triệu đồng để đầu tư phát triển chăn nuôi. Từ 10 con ban đầu, đến nay, đàn lợn của gia đình đã phát triển trên 100 con, trừ mọi chi phí mỗi năm thu lãi 80 - 100 triệu đồng.

Chị Phạm Thị Vân - Chi hội thôn Tân Thành cũng được hỗ trợ vay vốn để phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, chỉ trong vòng 2 năm, gia đình chị đã hoàn trả vốn vay. Hiện nay, trong trang trại của gia đình chị có trên 100 con lợn thương phẩm và 10 con lợn nái sinh sản, thu lãi hàng năm trên 100 triệu đồng.

 

Hội viên phụ nữ Đại Phác đầu tư vốn phát triển chăn nuôi.

Là xã sản xuất nông nghiệp, chị em sử dụng vốn vay để chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, Hội Phụ nữ xã đã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 1.641 lượt hội viên về kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm; phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở 11 lớp đào tạo nghề ngắn hạn về chăn nuôi - thú y, trồng trọt, chế biến nông sản cho 330 phụ nữ.

Qua đó, chị em có điều kiện giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ… Các nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ xã Đại Phác đã góp phần không nhỏ giúp các hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.      

Bà Phạm Thị Duyên - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đại Phác cho biết: “Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp nhau xóa đói giảm nghèo là phong trào đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm cho hoạt động hội phụ nữ thêm phong phú và thu hút đông đảo hội viên tham gia hơn. Với các hoạt động cụ thể, Hội Phụ nữ xã không chỉ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên mà còn góp sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vay vốn ủy thác nhằm giúp đỡ hội viên có thêm nguồn lực phát triển kinh tế”.

K.T

Các tin khác
Một giờ tập thể dục và bài học triết lý buổi sáng của các học viên tại Trung tâm.

YBĐT - Theo dõi, lập hồ sơ, cho đi cai nghiện bắt buộc, hết thời hạn đối tượng về lại theo dõi, lại bắt đi cai... Cái vòng luẩn quẩn đó từ lâu vẫn tồn tại trong đối phó với các đối tượng nghiện ma túy.

Công nhân công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Tín Yên Bái đóng gói sản phẩm.

YBĐT - Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Tín Yên Bái (gọi tắt là Công ty Việt Tín Yên Bái) đi vào hoạt động từ cuối năm 2011. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện tại Công ty có 90 lao động, trong đó khoảng 50% lao động là người địa phương thuộc địa bàn Khu công nghiệp phía Nam của tỉnh.

Dự báo từ chiều và đêm 5/4, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc gây mưa, giông, thậm chí có tố lốc.

Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (thứ 3, trái sang) trao đổi với lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Liên đoàn lao động tỉnh Yên Bái về hoạt động của tổ chức công đoàn.

YBĐT - Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 77.230 CNVCLĐ, tăng gần 39.000 người so với năm 2008. Trình độ học vấn, tay nghề và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ này được quan tâm đào tạo và không ngừng vươn lên, từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục