"Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường"

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/4/2013 | 2:59:35 PM

YBĐT - Bảo vệ môi trường (BVMT) sống đang trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi khi đời sống được nâng lên, con người bắt đầu nghĩ nhiều hơn tới sức khỏe, mà vệ sinh môi trường là một trong những yếu tố cơ bản quyết định.

Ô nhiễm khói, bụi trong chế biến đá vôi trắng là một trong những vấn đề đáng quan tâm của ngành tài nguyên và môi trường.
Ô nhiễm khói, bụi trong chế biến đá vôi trắng là một trong những vấn đề đáng quan tâm của ngành tài nguyên và môi trường.

Phóng viên YBĐT đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước với công tác BVMT.

PV: Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, xin ông cho biết nhận xét tổng quan về môi trường Yên Bái hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Khánh: Trong những năm qua, công tác BVMT ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Các phong trào quần chúng BVMT được phát động và duy trì. Môi trường của tỉnh được cải thiện về nhiều mặt như: trồng cây xanh, vệ sinh môi trường đô thị, vệ sinh môi trường nông thôn, môi trường tại khu, cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, rừng và đa dạng sinh học từng bước được phục hồi.

Cụ thể, chất lượng môi trường nước mặt (sông, suối và ao, hồ) và nước ngầm của Yên Bái nhìn chung là tốt, chưa bị ô nhiễm, chất lượng môi trường không khí trong các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, chất lượng môi trường đất (đất nông nghiệp chưa bị ô nhiễm do sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, đất tại các khu đô thị và khu công nghiệp chưa bị ô nhiễm đáng kể).

Tuy vậy, thời gian qua, do việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã làm một số diện tích rừng tự nhiên có chất lượng bị thu hẹp, mục đích sử dụng đất bị chuyển đổi, tài nguyên sinh vật bị khai thác...

Bên cạnh đó, nạn phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng, khai thác lâm sản quá mức, săn bắn chim, thú trái phép, đánh bắt thủy sản bằng các biện pháp hủy diệt, việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá mức không theo quy định và việc áp dụng rộng rãi các giống loài mới có năng suất cao đã góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng có nguy cơ lan rộng. Vậy đâu là những thách thức? Ngành tài nguyên và môi trường đã có giải pháp cơ bản nào để giải quyết vấn đề trên?

Bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang đặt ra những thách thức đối với tỉnh Yên Bái, đó là: ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải sinh hoạt và khí thải tại các đô thị và khu dân cư, trong đó, rác thải và nước thải sinh hoạt là khó khăn lớn nhất; ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải, khói, bụi, tiếng ồn… tại các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khai thác và chế biến khoáng sản bao gồm: sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm - nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản…

Trong đó, đáng quan tâm là đất đá thải của hoạt động khai thác quặng sắt, khói bụi của nhà máy xi măng và chế biến đá vôi, quặng Fenspat, nước thải của một số nhà máy chế biến tinh bột sắn, giấy… Để giải quyết những vấn đề môi trường nêu trên, trong thời gian qua, ngành tài nguyên và môi trường đã thực hiện một số giải pháp BVMT cơ bản như: ban hành nhiều chính sách, triển khai các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, triển khai xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về BVMT và đa dạng sinh học để tổ chức thực hiện.

Triển khai công tác đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT và đa dạng sinh học nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm để nhắc nhở và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; thực hiện việc quan trắc, giám sát định kỳ hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh phục vụ việc lập báo cáo hiện trạng môi trường theo luật định.

Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường và pháp luật BVMT, đa dạng sinh học cho các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tổ chức thu phí BVMT, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định, quản lý chất thải nguy hại theo quy định...

- Xin ông cho biết định hướng trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường đối với vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới?

Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn, trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với các ngành chức năng sẽ tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản như: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về BVMT, tăng cường quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường, đa dạng hoá đầu tư cho BVMT; nghiên cứu áp dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT, đặc biệt là đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT nhằm triển khai thực hiện quy định về sự tham gia của cộng đồng trong BVMT.

Trong đó, đặc biệt khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia, thành lập các lực lượng tình nguyện BVMT, phát huy vai trò chủ động, tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tham gia và giám sát công tác BVMT, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học...

- Xin cảm ơn ông!

 Thiên Cầm (thực hiện)

Các tin khác
Giờ tự học của học sinh bán trú ở Mù Cang Chải.

YBĐT - Sau 3 năm thực hiện loại hình trường PTDTBT là quãng thời gian chưa dài nhưng hiệu quả rất rõ. Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có trên 90% đồng bào Mông sinh sống và tỷ lệ hộ nghèo chiếm 75,4% mà có tới 3.786/12.000 học sinh được ở bán trú.

YBĐT - Năm 2012, Dự án áp dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp tiếp tục được triển khai thành công, mang lại hiệu quả rõ rệt tại huyện Trấn Yên (Yên Bái).

Nguyên nhân ban đầu được xác định là có khả năng do chập điện từ bình ắc quy trên tàu.

YBĐT - Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 2-4/6/2013; tỉnh Yên Bái có trên 7900 thí sinh dự thi cho 2 khối THPT và bổ túc THPT với 26 Hội đồng coi thi và 1 Hội đồng chấm thi tốt nghiệp. Đến thời điểm này, ngành giáo dục Yên Bái đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc và đạt kết quả cao. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo YBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đặng Quang Khánh - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục