Cộng tác viên dân số tận tuỵ với nghề

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/9/2013 | 2:34:54 PM

YBĐT - Ngày nào vẫn còn lạ lẫm, ngại ngùng khi mới làm quen với công việc của một nữ cộng tác viên dân số, giờ đây ngồi nhẩm tính lại chị Hoàng Thị Kim Hoan - cộng tác viên dân số bản Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên cũng đã có 17 năm gắn bó với nghề.

Chị Hoàng Thị Kim Hoàn (phải) truyền thông chính sách dân số đến người dân.
Chị Hoàng Thị Kim Hoàn (phải) truyền thông chính sách dân số đến người dân.

17 năm - quãng thời gian chưa phải là dài so với một đời người nhưng đó lại là chuỗi những tháng ngày rất có ý nghĩa với bản thân chị Hoan và những người dân bản Vần, xã Việt Hồng.

Bắt tay vào công việc của một cộng tác viên dân số khi tuổi đời mới vừa tròn 22, chị Hoan cũng như nhiều bạn trẻ khác, không khỏi có những lo lắng về công việc. Là một cộng tác viên dân số, vai trò của chị là làm sao phải trở thành cánh tay nối dài của Đảng và Nhà nước giúp người dân hiểu và thực hiện nghiêm chính sách, Pháp lệnh Dân số. Tuy nhiên, để làm được điều này, nếu chỉ đảm bảo một trong hai yếu tố nhiệt tình hoặc hiểu biết thì cũng không dễ dàng gì trong việc tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức. Từ những trăn trở, suy nghĩ, chị Hoan đã không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm của những đồng nghiệp khác.

Chị Hoan tâm sự: “Vốn là bản thuộc xã vùng 2 của huyện, nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, dân cư sống phân bố rải rác nên để tiếp cận và tuyên truyền, giúp người thực hiện tốt các biện pháp tránh thai và sinh đẻ có kế hoạch lúc đầu cũng không hề dễ dàng. Hầu hết mọi người đều cho rằng đây là vấn đề riêng của gia đình, vì thế việc sinh ít hay sinh nhiều không ảnh hưởng đến ai. Có những gia đình khi đến chủ nhà tỏ rõ thái độ không thiện chí, có gia đình thì nhận thuốc tránh thai, bao cao su nhưng lại không dùng…”.

Khó khăn là vậy nhưng với lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm trong công việc, dần dần chị Hoan cũng đã chiếm được cảm tình của mọi người. Tranh thủ những lúc không bận rộn việc nhà, chị lại đến từng nhà để phát thuốc tránh thai, bao cao su.

Với những gia đình trẻ và gia đình sinh con một bề, chị đặc biệt lưu tâm, thường xuyên đến động viên, tư vấn, chỉ rõ những tác động, hệ quả của việc đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiều, sinh con theo ý muốn. Hàng năm, khi xã tổ chức các chiến dịch truyền thông dân số/chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chị Hoan nằm trong những lực lượng nòng cốt tham gia vào các hoạt động phát tờ rơi, tờ gấp, vận động mọi người đến tham dự.

Hiện tại, số người sinh con thứ 3 trở lên ở xã Việt Hồng đã giảm đáng kể, riêng bản Vần đã có 15 năm không có người sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ trẻ bị suy dưỡng trong bản đã giảm xuống dưới 10%, số trẻ được uống vitamin A và đến trường đạt tỷ lệ 100%; trong bản không có trẻ em hư mắc các tệ nạn xã hội, số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ trên 70%...

Cùng với việc làm tốt vai trò là cộng tác viên dân số, trong cuộc sống hàng ngày, chị Hoan cũng là một người bạn thân thiết của nhiều gia đình chính bởi sự chân thành và biết quan tâm đến mọi người. Mỗi khi có chị em nào bị ốm đau, bệnh tật, chị  Hoan lại rủ các chị em trong bản tới thăm nom, đỡ đần; tranh thủ trò chuyện, trao đổi với các bà, các chị về việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế hộ gia đình…

Với những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong công việc, đến nay, chị Hoan đã trở thành một trong những tấm gương của ngành dân số. Chị mong trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác dân số, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số, xây dựng xã hội phồn vinh, phát triển.

 H.O

Các tin khác
Đại úy Nguyễn Trọng Thắng nghiên cứu hồ sơ vụ án.

YBĐT - Hơn 17 năm công tác ở Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (CSĐTTP về TTXH) Công an thành phố Yên Bái, Đại úy Nguyễn Trọng Thắng - thương binh hạng 4/4, Đội trưởng Đội CSĐTTP về TTXH Công an thành phố Yên Bái không ngừng rèn luyện, học tập theo 6 điều Bác Hồ dạy, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Có điện, công việc may vá của chị Vàng Thị Dua ở thôn Tà Chử thuận tiện hơn rất nhiều.

YBĐT - Cách thị xã Nghĩa Lộ khoảng 10 km, qua những đoạn đường núi gập ghềnh dốc đá, thôn Tà Chử, xã Túc Đán (Trạm Tấu) hiện dần trước mắt chúng tôi. Ghé thăm Trưởng thôn Mùa A Chống - người đầu tiên mang điện về bản đúng lúc tại nhà anh đang tổ chức cuộc họp thôn.

Thương binh Bùi Hữu Cảo chăm sóc vườn cam.

YBĐT - Sau 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự và đóng quân tại chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị), năm 1971, ông Bùi Hữu Cảo phục viên, trở về quê hương với cơ thể không còn lành lặn. Với nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, ông đã không chùn bước trước khó khăn, vươn lên giữa cuộc sống đời thường.

Chăn nuôi lợn mỗi năm mang lại cho gia đình anh Se từ 70 đến 100 triệu đồng.

YBĐT - Năng động, cần cù, chịu khó, anh Mai Văn Se ở thôn Nà Chao, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã phát huy nội lực làm kinh tế hiệu quả ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục