Nỗ lực của cô gái tật nguyền

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/9/2013 | 9:03:49 AM

YBĐT - Tôi gặp chị Nguyễn Thị Vui khi chị đang vật lộn với chiếc xe máy vượt qua con đường lầy lội đưa con gái tật nguyền đến trường. Hai mươi năm qua, chị đã làm “chiếc xe lăn” cho con được tới trường, tới lớp.

Tuy tật nguyền nhưng Phạm Thị Thảo rất cần cù và ham học hỏi, học đều tất cả các môn.
Tuy tật nguyền nhưng Phạm Thị Thảo rất cần cù và ham học hỏi, học đều tất cả các môn.

Giọng rưng rưng chị kể: “Hồi cháu 6 - 7 tháng tuổi, tôi đang bế cháu thì bỗng cháu bị cơn co giật dữ dội… Băng đèo vượt suối, mất một ngày một đêm tôi mới đưa được cháu đến bệnh viện. Từ đó, chân tay cháu cứ teo dần teo dần như que củi khô, không đi lại được...”.

Con chị - bé Phạm Thị Thảo, ở thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, hiện đã học lớp 12, Trường THPT Nguyễn Lương Bằng. Gia đình Thảo đông anh chị em, thuộc diện nghèo khó.

Bò bò, lết lết nhưng từ nhỏ Thảo rất mê đọc, mê viết, mê đọc sách. Lên 9 tuổi, Thảo nằng nặc xin bố mẹ cho đi học. Thương đứa con bị thiệt thòi, vợ chồng chị Vui bàn với nhau: “Dù nghèo khổ đến đâu cũng cố gắng cho con học”.

Hàng ngày, anh chị thay nhau đưa Thảo đến trường. Ngày nắng ráo đi đường đất chỉ cần vượt 10 cây số nhưng khi mưa gió, lầy lội anh chị phải đi vòng khoảng 30 cây số mới tới được trường. Đưa con đến trường lại tất tả quay về làm nương, làm ruộng. “Khổ cực mấy cũng chịu được nhưng tôi không chịu nổi khi nhìn con cố tập lê chân bước tới, những ngày giá rét tay con run rẩy không  thể cầm nổi đôi đũa ăn cơm, không thể cầm cây bút viết bài...”, chị Vui tâm sự.

Niềm an ủi lớn nhất của vợ chồng chị Vui là Thảo rất cần cù, ham học hỏi và và tỏ ra khá thông minh. Thảo học đều các môn, từ lớp 1 đến lớp 9, Thảo liên tục đạt học sinh giỏi, xuất sắc, lớp 10 và 11 đạt học sinh tiên tiến. Là cô bé có ý chí lại có lòng tốt, Thảo luôn giúp đỡ bạn bè, chỉ bảo các em học hành. Em là niềm tin, niềm tự hào và động lực của bạn bè cùng trang lứa…

Thảo tâm sự: “Em phải cố gắng để bù lại phần thiếu hụt đôi chân của mình, đó là cách em báo hiếu với bố mẹ. Vì vậy, em phải quyết tâm học thật giỏi...”.

21 tuổi nhưng Thảo nhỏ xíu như em bé lên 10, tay chân chỉ có da bọc xương nhưng đôi mắt Thảo rất sáng, long lanh, luôn ánh lên niềm hy vọng và mơ ước được vào giảng đường đại học để được làm kỹ sư công nghệ thông tin…

   Như Quỳnh

Các tin khác
Cử nhân điều dưỡng Bùi Thị Thanh đang hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách cho trẻ sơ sinh uống sữa.(Ảnh:
Đặng Phương Lan)

YBĐT - Như những bông hoa đua sắc tỏa hương trong vườn Bác: mỗi người dù ở mỗi cương vị, vị trí khác nhau, từ những nông dân đến các cán bộ, công chức, người nghỉ hưu hay các em học sinh... bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực của mình đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Chị Hoàng Thị Kim Hoàn (phải) truyền thông chính sách dân số đến người dân.

YBĐT - Ngày nào vẫn còn lạ lẫm, ngại ngùng khi mới làm quen với công việc của một nữ cộng tác viên dân số, giờ đây ngồi nhẩm tính lại chị Hoàng Thị Kim Hoan - cộng tác viên dân số bản Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên cũng đã có 17 năm gắn bó với nghề.

Đại úy Nguyễn Trọng Thắng nghiên cứu hồ sơ vụ án.

YBĐT - Hơn 17 năm công tác ở Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (CSĐTTP về TTXH) Công an thành phố Yên Bái, Đại úy Nguyễn Trọng Thắng - thương binh hạng 4/4, Đội trưởng Đội CSĐTTP về TTXH Công an thành phố Yên Bái không ngừng rèn luyện, học tập theo 6 điều Bác Hồ dạy, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Có điện, công việc may vá của chị Vàng Thị Dua ở thôn Tà Chử thuận tiện hơn rất nhiều.

YBĐT - Cách thị xã Nghĩa Lộ khoảng 10 km, qua những đoạn đường núi gập ghềnh dốc đá, thôn Tà Chử, xã Túc Đán (Trạm Tấu) hiện dần trước mắt chúng tôi. Ghé thăm Trưởng thôn Mùa A Chống - người đầu tiên mang điện về bản đúng lúc tại nhà anh đang tổ chức cuộc họp thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục