Dòng họ Giàng hiếu học

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/10/2013 | 2:38:30 PM

YBĐT - Quyết tâm học cho bằng được cái chữ để mang kiến thức về dựng xây bản làng ngày càng ấm no, tiến bộ, dòng họ Giàng ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã vượt lên khó khăn mưu sinh, chắt chiu từng dòng nội lực động viên con em học hành tiến bộ và dòng họ này trở thành điểm sáng trong phong trào hiếu học của xã Trạm Tấu và huyện Trạm Tấu.

Một giờ học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Trạm Tấu.
Một giờ học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Trạm Tấu.

Về Trạm Tấu vào những ngày nắng vàng trải dài trên khắp các thửa ruộng, lưng đồi, ven suối, trên những nương ngô ngút ngàn tầm mắt, chúng tôi cảm nhận được nhịp sống sinh sôi căng tràn trên khắp các nẻo đường về bản. Tuy năm học 2013-2014 mới bắt đầu, song tỷ lệ học sinh chuyên cần trên địa bàn đã đạt gần 100%.

Thầy giáo Nguyễn Duy Tiến - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trạm Tấu cho biết: "Tỷ lệ học sinh chuyên cần của nhà trường những năm qua đạt khá cao và năm học này cũng vậy, đặc biệt là con em dòng họ Giàng năm nào cũng đạt tỷ lệ huy động cao nhất. Hiện nay, học sinh là con em dòng họ Giàng chiếm khoảng 30% tổng số học sinh của nhà trường. Chúng tôi luôn đánh giá cao tinh thần hiếu học của con em dòng họ này, bởi họ rất quan tâm đến việc học của con em mình. Nhiều năm nay dòng họ Giàng hầu như không có con em bỏ học. Nếu dòng họ nào cũng có tinh thần hiếu học như dòng họ Giàng thì chất lượng giáo dục của xã Trạm Tấu nói riêng và huyện Trạm Tấu nói chung sẽ được nâng lên rất nhiều".

Xã Trạm Tấu hiện có 404 hộ với 15 dòng họ cùng sinh sống gồm: họ Giàng,  Mùa, Thào, Sùng, Lầu, Trang, Cứ ... trong đó dòng họ Giàng có 97 hộ tập trung chủ yếu ở thôn Tấu Dưới. Ông Giàng A Hành - Bí thư Đảng ủy xã - một trong số 3 gia đình tiêu biểu nhất của dòng họ về tinh thần hiếu học chia sẻ: "Từ cuộc sống lao động vất vả lam lũ, họ Giàng đã nhận thức được giá trị và tác dụng của việc học tập. Chúng tôi xác định phải cho con cái đi học để biết cái chữ, để nâng cao trình độ hiểu biết, có học thì mới phát triển bền vững nên con cháu trong họ đều tích cực, tự nguyện đi học".

Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong họ đã có những gia đình là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học cần được nhân rộng, nổi bật là gia đình bà Vàng Thị Say. Gia đình bà Say có 4 đứa con, chồng bà đau yếu đã sớm qua đời, bản thân không đồng lương, không tài sản giá trị, cuộc sống quanh năm làm nương, làm rẫy vất vả, lam lũ đến cùng cực nhưng chưa lúc nào trong bà vơi đi quyết tâm cho con ăn học bằng người. Chính sự quyết tâm ấy đã thổi bùng ngọn lửa đến trường của các con bà. Không phụ công lao của mẹ, các con bà ai cũng cố gắng học hành chăm chỉ.

Từ thành công của cậu con cả Giàng A Lử hiện nay đang là Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Trạm Tấu, đến nay, lần lượt ba con còn lại của bà đều đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học trong và ngoài tỉnh. Tinh thần hiếu học của gia đình bà Say rất đáng được ghi nhận. Đổi lại sự kham khổ của những ngày chắt chiu nuôi con ăn học, hôm nay, bà rất tự hào vì con mình được học hành tử tế, trở thành người có ích cho xã hội.

Cùng với bà Say, dòng họ Giàng còn có hai gia đình hiếu học tiêu biểu nữa đó là gia đình ông Giàng Sống Tu và gia đình ông Giàng A Hành. Ông Tu có 6 người con, hiện hai con đang công tác tại UBND xã, trong đó một người đang làm Chủ tịch UBND xã, 4 người còn lại đang học đại học, cao đẳng.

Gia đình ông Giàng A Hành có 4 người con thì hiện nay con cả công tác tại Công an huyện, con thứ hai đang học Đại học Thủy lợi, con thứ ba đang học cao đẳng lao động, thương binh và xã hội, con thứ tư đang học tại Trường PTDT nội trú Miền Tây. Ngoài nuôi 5 con đẻ ăn học đầy đủ, gia đình ông Hành còn có một người con nuôi đang học trung cấp nông lâm tại tỉnh. Hàng ngày, ngoài thời gian làm việc ở trụ sở, người dân trong xã vẫn thấy ông Hành - người giữ vị trí lãnh đạo cao nhất xã, quần xắn móng lợn cày ruộng, trồng ngô.

Gia đình bà Say, ông Tu, ông Hành là những gia đình hiếu học tiêu biểu của dòng họ Giàng ở Trạm Tấu. Dẫu con đường tìm đến cái chữ của họ cũng lắm gian nan như những dòng họ khác nhưng yếu tố giúp họ vượt qua khó khăn là tinh thần ham học, biết quý trọng và hiểu được giá trị đích thực của việc học với 31 người thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trong số đó có 17 người quay trở về công tác phục vụ tại địa phương. Năm 2005, họ Giàng có 5 người thi đỗ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, 4 người thi đỗ trường PTDT nội trú. Hiện nay, dòng họ Giàng có 4 cán bộ đang công tác tại huyện và nhiều cán bộ đang công tác địa phương với các chức danh chủ chốt.

Ông Giàng A Hành cho biết thêm: “Để khuyến khích động viên con em trong họ nỗ lực vươn lên trong học tập, từ những năm 2000,  dòng họ Giàng đã xây dựng quỹ khuyến học. Theo đó, hàng năm, mỗi hộ trong họ đóng góp 100.000 đồng xây dựng quỹ. Nguồn quỹ này sẽ giúp đỡ các hộ quá nghèo, thăm hỏi lúc ốm đau và động viên khuyến khích các cháu có thành tích cao trong học tập”.

Từ năm 2009 đến  nay,  Ban Khuyến học của dòng họ Giàng đã xây dựng quỹ khuyến học với tổng số tiền trên 11 triệu 500 nghìn đồng. Riêng năm 2012 quyên góp trên 4 triệu 600 nghìn đồng và gần 1,5 tấn thóc. Từ nguồn quỹ này, năm học qua dòng họ đã khen thưởng 30 cháu có thành tích trong học tập ở cấp phổ thông, khen thưởng cho 6 cháu thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Hàng năm, Ban Khuyến học dòng họ Giàng đã cùng Hội Khuyến học xã phối hợp với nhà trường  tuyên truyền, vận động, giải thích cho con cháu trong họ và người dân về ý nghĩa của học tập, làm cho họ tự giác học tập và cho con em đi học, đảm bảo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần.

Thu Hằng

Các tin khác
Cô và trò Trường Mầm non Họa Mi xã Bản Mù (Trạm Tấu) trong giờ học. (Ảnh: Đức Hồng)

YB ĐT - Là một huyện vùng cao, cuộc sống của người dân Mù Cang Chải (Yên Bái) còn không ít khó khăn nhưng nhiều thầy cô giáo trẻ đã không ngần ngại mà sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân của mình để đem cái chữ đến với con em của đồng bào vùng cao. Cô giáo Trần Thị Yến - giáo viên Trường Mầm non bản Háng Á, xã Hồ Bốn là một trong số đó.

Phùng Văn Tiến với các sáng kiến được ứng dụng.

YBĐT - Vượt khó, yêu nghề, sáng tạo, tham gia tích cực các phong trào thi đua của đơn vị, đoàn thanh niên, Phùng Văn Tiến vinh dự là một trong 60 gương mặt thanh niên tiêu biểu trong thực hiện phong trào “Thanh niên quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”...

Tuy tật nguyền nhưng Phạm Thị Thảo rất cần cù và ham học hỏi, học đều tất cả các môn.

YBĐT - Tôi gặp chị Nguyễn Thị Vui khi chị đang vật lộn với chiếc xe máy vượt qua con đường lầy lội đưa con gái tật nguyền đến trường. Hai mươi năm qua, chị đã làm “chiếc xe lăn” cho con được tới trường, tới lớp.

Cử nhân điều dưỡng Bùi Thị Thanh đang hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách cho trẻ sơ sinh uống sữa.(Ảnh:
Đặng Phương Lan)

YBĐT - Như những bông hoa đua sắc tỏa hương trong vườn Bác: mỗi người dù ở mỗi cương vị, vị trí khác nhau, từ những nông dân đến các cán bộ, công chức, người nghỉ hưu hay các em học sinh... bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực của mình đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục