Ông Châu giữ rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/10/2013 | 10:29:55 AM

YBĐT - Khu rừng được ông Triệu Tiến Châu ở thôn Minh An, xã Y Can, huyện Trấn Yên quản lý, bảo vệ tuy không phải là rừng già cổ thụ nhưng với vị trí chỉ nằm cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 25km mà vẫn còn cả trên 190ha rừng tự nhiên sản xuất rậm rạp liền khu quả là một điều đáng quý.

Một góc khu rừng được ông Châu quản lý, bảo vệ.
Một góc khu rừng được ông Châu quản lý, bảo vệ.

Ông Châu cho biết: "Năm 2008, Lâm trường Việt Hưng giải thể, giao lại đất cho địa phương, tôi đã vận động 6 hộ dân khác trong thôn cùng nhận lại trên 190ha rừng tự nhiên sản xuất để quản lý, bảo vệ. Nhưng sau một thời gian do địa điểm khu rừng ở cách xa trung tâm, phí bảo vệ lại thấp nên các hộ dân lần lượt bỏ hết. Chỉ còn một mình tôi, khu rừng có nguy cơ bị chặt phá. Không nản lòng, tôi quyết tâm lên đây dựng lều ở, để thuận lợi cho việc trông coi và đi tuần, kiên trì bảo vệ khu rừng không cho người dân chặt phá, lấn chiếm, phát nương làm rẫy. Nhờ đó, đến nay tất cả những diện tích rừng trên vẫn giữ được xanh tốt, tạo môi trường trong lành và giữ nước đầu nguồn, góp phần chống lũ ống, lũ quét".

Không chỉ vậy, khu rừng còn mang lại môi trường sống đảm bảo, là nơi trú ngụ cho nhiều loài động vật hoang dã như chim, gà rừng, cầy, cáo, sóc...

Ngoài tác dụng về môi trường tự nhiên, khu rừng còn cho giá trị về kinh tế. Tận dụng tán rừng rộng rãi, ông đầu tư mua giống lợn lai lợn rừng về nuôi thả rông trong rừng, lúc cao điểm nhất đàn lợn lai của ông lên đến trên 70 con. Hiện nay, đàn lợn của ông còn trên 30 con, hàng năm cho thu nhập bình quân từ 60 - 70 triệu đồng/năm.

Ông Châu tâm sự thêm: "Nhìn chung, bây giờ đã đỡ nhiều, chứ mấy năm trước đây phần vì không có điện, không có sóng nên mình không ở được đều, phần vì nhận thức của nhân dân còn hạn chế nên cũng hay đi chặt, đốn cây, làm cho việc quản lý, bảo vệ gặp không ít khó khăn. 2 năm trở lại đây cũng nhờ nguồn thu từ chăn nuôi lợn tôi đầu tư thuê máy vào đắp đập ngăn nước khe lại, tận dụng sức nước lắp máy phát điện, giúp việc ăn, ở sinh hoạt ở đây thuận lợi hơn, giúp công tác quản lý, bảo vệ được tốt hơn".

Trong thời buổi đất chật người đông như hiện nay, để giữ được vài chục héc ta rừng tự nhiên đã khó, giữ cả trăm héc ta lại càng khó. Song nhờ tinh thần quyết tâm, kiên trì của ông Châu trong quản lý, bảo vệ nên diện tích rừng trên vẫn giữ được xanh tốt, không chỉ mang lại giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn trong bảo vệ môi trường, góp phần nhắc nhở mỗi người thêm yêu và chung tay bảo vệ rừng.

A Mua

Các tin khác
Ông Hoàng Văn Hộ.

YBĐT - Nói đến gia đình ông Hoàng Văn Hộ ở thôn 1 Thuồng, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên (Yên Bái), người dân trong xã ai cũng biết và kính phục không phải vì giàu sang mà gia đình ông là một gia đình dân tộc Nùng điển hình hiếu học. Phát huy truyền thống đó, các thế hệ con cháu luôn tích cực học tập, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.

YBĐT - Nhẹ nhàng, hòa nhã khi tiếp xúc với mọi người nhưng cũng rất cứng rắn, cương quyết khi đối mặt, đấu tranh với tội phạm, là một trong số ít nữ điều tra viên trong lực lượng công an toàn tỉnh đạt nhiều thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tội phạm với nhiệm vụ khá nặng nề, không kém phần quyết liệt mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể vượt qua.

Ông Lợi thu hái chè Bát Tiên.

YBĐT - Ở thôn Hồng Hà, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên (Yên Bái), mọi người đều biết đến ông Nguyễn Nam Lợi làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật, làm chè và trồng rừng ngay trên mảnh đất của gia đình.

YB ĐT - Ở nơi non cao khó khăn nhất của xã Nghĩa An cũng như của thị xã Nghĩa Lộ là Nậm Đông 2 có một nữ đảng viên trẻ được dân tin yêu, tín nhiệm bầu làm trưởng thôn và cũng là nữ trưởng thôn duy nhất của xã Nghĩa An. Chị là Hà Thị Chiển, sinh năm 1987, người con dân tộc Thái của quê hương Nậm Đông 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục