Anh Tới "máy cày"

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/2/2014 | 10:33:24 AM

YBĐT - Sống giữa bản làng vùng cao, hàng ngày chứng kiến cảnh bà con nông dân phải nhọc nhằn, vất vả cày bừa, cấy hái trên những thửa ruộng bậc thang cao vút, anh Bùi Sỹ Tới- một người thợ sửa xe máy đã trăn trở, suy nghĩ và tạo ra chiếc máy cày mi ni.

Xưởng sản xuất máy cày mini của anh Bùi Sỹ Tới.
(Ảnh: Pari)
Xưởng sản xuất máy cày mini của anh Bùi Sỹ Tới. (Ảnh: Pari)

Chiếc máy cày đã giúp bà con nông dân miền sơn cước quê anh (xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn) cùng nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh nâng cao năng suất lao động, giảm bớt nhân lực.

Anh Tới chia sẻ: "Là con nhà nông nên tôi hiểu công việc đồng áng vất vả thế nào. Làm nghề sửa chữa xe máy, thường xuyên va chạm với những động cơ, máy móc nên ý tưởng về một chiếc máy cày siêu nhỏ, có thể dễ dàng vận chuyển trên địa hình đồi dốc và cày được ở nhiều loại đất đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi và đến nay cũng đã có những sản phẩm đầu tay".

Tận dụng những động cơ xe máy cũ cùng với những thứ đồ thu mua được từ hàng đồng nát, anh Tới đã cải tiến, lắp ráp, thay đổi cơ chế cài số của xe máy (từ chế độ dùng chân đạp sang chế độ gạt cần số tay, số 1, 2 dùng cho việc cày, di chuyển lên dốc; số 3,4 dành cho việc bừa đất). Trong quá trình cải tiến, lắp ráp, anh  thường xuyên đưa chiếc máy cày tự chế của mình ra những thửa ruộng cạnh nhà chạy thử. Sau mỗi lần như vậy đã giúp anh đúc rút kinh nghiệm và tạo ra sản phẩm tốt hơn.

Việc tạo ra máy đã khó, việc thuyết phục được bà con nông dân tin dùng lại càng khó hơn. Nhằm đưa sản phẩm của mình có thể đến với mọi nhà, những ngày đầu, anh Tới đã phải dùng chiếc máy cày của mình đi cày bừa "khuyến mại" cho bà con nông dân.

Nhờ có những tính năng ưu việt: nhỏ gọn, nặng không đến 90 kg, dễ vận chuyển trên địa hình đồi dốc, công suất không thua kém gì các loại máy cày trên thị trường (chỉ với 1 lít xăng có thể cày bừa được 1.000m2 ruộng) nên chiếc máy cày tự chế của anh Tới sau một thời gian đã nhanh chóng được nhiều bà con nông dân tin dùng. Người đến mua máy cày của anh không chỉ bà con nông dân trong vùng mà còn nhiều cá nhân, doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Bình Phước, Bình Dương...

Ông Bàn A Chiệp, thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng (huyện Văn Chấn) - một khách hàng mua máy cày của anh Tới cho biết: "Gia đình tôi có 2 sào ruộng, trước phải thuê trâu để cày bừa, vừa mất nhiều công sức mà hiệu quả bừa đất lại không cao. Đã 3 vụ nay, tôi chuyển sang sử dụng chiếc máy cày do Tới tự chế, công việc cày bừa đã tiện lợi và nhanh gọn hơn rất nhiều".

Một mình không làm hết đơn đặt hàng, hiện anh đã mở xưởng sản xuất và thuê thêm 7 nhân công giúp việc, lương tháng từ 3-5 triệu đồng. Anh Đàm Văn Hạnh, thôn Trung Tâm, xã Nậm Búng - người đang làm việc tại xưởng nhà anh Tới phấn khởi nói: "Ở vùng cao rất khó để tìm được công việc làm thêm. Bởi vậy nên được anh Tới nhận vào làm việc tại xưởng đã giúp gia đình chúng tôi vơi bớt nhiều khó khăn. Tôi và các anh em trong xưởng mong muốn sẽ được làm việc ở đây lâu dài".

Theo ước tính, trung bình mỗi ngày, xưởng của anh Tới hoàn thiện xong 1 chiếc máy cày. Tùy thuộc vào loại động cơ tốt hay trung bình, động cơ xe máy mới hay tái chế mà giá thành máy cày khác nhau (trung bình dao động từ  8- 13 triệu đồng).

Được biết, hiện, anh Tới đang làm đơn lên Sở Khoa học và Công nghệ đăng ký bản quyền cho chiếc máy cày mi ni, đồng thời, hoàn thiện hồ sơ để tham gia Hội thi sáng tạo khoa học- kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ VI. Hy vọng với sản phẩm hữu ích của mình, chiếc mày cày mi ni của anh Tới sẽ ngày càng được nhiều bà con nông dân biết đến và chúc cho anh sẽ tiếp tục cải tiến ra những chiếc máy cày ngày càng hiện đại hơn !  

P.V

Các tin khác

YBĐT - 48 năm tuổi đời nhưng đảng viên Sùng A Chung ở thôn Tấu Giữa, xã Trạm Tấu (Trạm Tấu) đã có 30 năm tuổi Đảng. 30 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng là cả một chặng đường người đảng viên này tâm niệm: "Mình là đảng viên thì phải gương mẫu trong mọi việc làm và hành động, có như thế quần chúng mới học tập mà làm theo”.

YBĐT - Từng là Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông bán công Phan Châu Trinh, năm 2003 ông An Xuân Hòa được Nhà nước cho nghỉ chế độ. Bản tính ham hoạt động nên người đảng viên này không ngại tuổi cao vẫn tích cực tham gia vào nhiều công tác xã hội tại địa phương.

Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ hiện là một trong những khoa bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại nhất. (Ảnh: Bác sĩ Đào Thanh Quyết cùng đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân).

YBĐT - Chưa bao giờ vấn đề y đức trong ngành y lại “hâm nóng” dư luận như những năm gần đây. Chỉ vì lợi nhuận, một bộ phận cán bộ, y bác sỹ sẵn sàng vứt bỏ, bán rẻ lương tâm, đạo đức nghề nghiệp gây ra nhiều vụ việc đáng tiếc khiến người dân không còn tin tưởng vào những bậc”từ mẫu”.

Sống mẫu mực, gia đình ông Tài nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa tiêu biểu của xã Mỏ Vàng.

YBĐT - Vượt chặng đường rừng đèo dốc vào những ngày cuối năm, tôi tìm tới ngôi nhà của ông Đặng Nguyên Tài ở thôn Cánh Tiên 2, xã Mỏ Vàng (Văn Yên). Ông là người dân tộc Dao - một già làng, bí thư chi bộ mẫu mực, được Đảng tin, dân mến, nhiều năm liền được bầu là người làm kinh tế giỏi, có uy tín nhất thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục