Chị Huệ “dân số”

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/2/2014 | 8:54:40 AM

YBĐT - Tích cực, chủ động, tâm huyết vùng với phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông DS/KHHGĐ, chị Huệ luôn được người dân trên địa bàn thị trấn quý mến. Năm 2013, các hoạt động đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra như: đình sản nữ đạt 200%, đặt vòng 112%, sử dụng bao cao su 100%, thuốc uống tránh thai 100%...

Chị Nguyễn Thị Huệ (thứ 2, phải sang) cùng các cộng tác viên dân số tuyên truyền về KHHGĐ tại hộ dân.
Chị Nguyễn Thị Huệ (thứ 2, phải sang) cùng các cộng tác viên dân số tuyên truyền về KHHGĐ tại hộ dân.

Với 6 năm làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, chị Nguyễn Thị Huệ luôn tích cực vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt công tác DS/KHHGĐ, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vì vậy các chỉ tiêu vận động thực hiện các biện pháp KHHGĐ như: đặt vòng, sử dụng bao cao su, đình sản, tiêm, uống thuốc tránh thai trên địa bàn chị phụ trách đều đạt và vượt kế hoạch giao.

Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ hiện có 1.465 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó, số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai là 719. Hàng năm, chị Huệ cùng 12 cộng tác viên dân số của thị trấn miệt mài qua từng ngõ phố, khu dân cư, sát cơ sở nắm bắt tâm tư, công việc làm ăn của các hộ. Lúc mới nhận công tác chị rất bỡ ngỡ và lo lắng nhưng rồi cũng đi vào nề nếp. Chị Huệ xác định để làm tốt công việc được giao cần có tâm huyết, có trách nhiệm và lòng nhiệt tình.

Chị Huệ cho biết: “Công tác tuyên truyền, vận động về DS/KHHGĐ không phải một sớm một chiều đã có kết quả mà là cả một quá trình. Phải kết hợp sức mạnh của các đoàn thể, phải gần gũi, kiên trì tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình”.

Khó khăn của người làm công tác dân số ở thị trấn như chị Huệ không phải là việc đi lại mà chính là nhận thức và ý thức của người dân trong thực hiện KHHGĐ. Do quan niệm sinh nhiều con cho vui cửa vui nhà, cho con đàn cháu đống và có người làm… nên công tác tuyên truyền gặp những khó khăn. Mặt khác, các gia đình muốn sinh nhiều con lại là các gia đình kinh tế có phần khấm khá, vì vậy, khó nhất là làm sao tuyên truyền, giải thích thấu đáo cho từng gia đình.

Với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, chị đã không quản sớm tối, nắng mưa hay thái độ thiếu thiện cảm của những gia đình khi chị đến tuyên truyền, vận động và tự rút ra bài học cho mình từ những lần đi vận động: Không phải vận động đối tượng nào cũng thành công mà từ thất bại này sẽ rút kinh nghiệm. Hàng tháng, chị em nào không đi họp hoặc không đến nhận phương tiện tránh thai, chị lại cùng cộng tác viên dân số đến tận nhà cấp phát. Những việc làm nhỏ ấy tuy có mất chút thời gian nhưng chiếm được tình cảm của chị em và việc tuyên truyền của chị đã thực sự có hiệu quả.

Theo chị Huệ, để vận động bà con thực hiện tốt KHHGĐ, bản thân người làm công tác tuyên truyền, vận động phải gương mẫu, phải nắm vững địa bàn quản lý. Chính vì vậy, vợ chồng chị đã chủ động thực hiện KHHGĐ, sau đó, chị vận động các cặp vợ chồng trong khu phố thực hiện. Bên cạnh tham gia công tác dân số, chị còn đảm nhiệm vai trò của một cán bộ Hội phụ nữ thị trấn nên hàng tháng, quý chị phối hợp với Ban chấp hành Hội tổ chức các hội nghị lồng ghép nội dung tuyên truyền thực hiện các chủ trương, chính sách DS/KHHGĐ cho hội viên ở các chi hội.

Ngoài ra, vào các dịp kỷ niệm, cuộc họp của khu phố, ngoài tuyên truyền về Pháp lệnh Dân số (sửa đổi), chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ, về lợi ích của không sinh con thứ 3 trở lên, hậu quả của mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh…, chị còn tranh thủ vận động hội viên ký cam kết không sinh con thứ ba. Vì vậy, các hoạt động truyền thông DS/KHHGĐ có sức lan tỏa rất lớn, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác DS/KHHGĐ.

Từ sự tích cực, chủ động, tâm huyết của bản thân, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông DS/KHHGĐ, chị Huệ luôn được người dân trên địa bàn thị trấn quý mến. Năm 2013, các hoạt động đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra như: đình sản nữ đạt 200%, đặt vòng 112%, sử dụng bao cao su 100%, thuốc uống tránh thai 100%...

Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng, trong 2 năm (2012 - 2013), chị Nguyễn Thị Huệ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được Sở Y tế tặng giấy khen vì đã có thành tích cao trong công tác DS/KHHGĐ.

Nguyễn Thị Kim Huế

Các tin khác
Nguyễn Văn Thiệp chăm sóc đàn lợn.

YBĐT - Không còn bị coi là “kẻ gàn dở” khi mà lợi nhuận thu về từ riêng trang trại lợn rừng đã giúp vợ chồng Nguyễn Văn Thiệp để ra cả gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Chị Lương Thị Hồng Chung (đầu tiên, phải sang) tiếp khách du lịch tại gia đình.

YBĐT - 10 năm làm Bí thư chi bộ Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, chị Lường Thị Hồng Chung đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào hoạt động của thôn bản.

Xưởng sản xuất máy cày mini của anh Bùi Sỹ Tới.
(Ảnh: Pari)

YBĐT - Sống giữa bản làng vùng cao, hàng ngày chứng kiến cảnh bà con nông dân phải nhọc nhằn, vất vả cày bừa, cấy hái trên những thửa ruộng bậc thang cao vút, anh Bùi Sỹ Tới- một người thợ sửa xe máy đã trăn trở, suy nghĩ và tạo ra chiếc máy cày mi ni.

YBĐT - 48 năm tuổi đời nhưng đảng viên Sùng A Chung ở thôn Tấu Giữa, xã Trạm Tấu (Trạm Tấu) đã có 30 năm tuổi Đảng. 30 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng là cả một chặng đường người đảng viên này tâm niệm: "Mình là đảng viên thì phải gương mẫu trong mọi việc làm và hành động, có như thế quần chúng mới học tập mà làm theo”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục