Hà Thị Mai - Chủ tịch Hội tiên phong phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/9/2021 | 7:47:13 AM

YênBái - Với cương vị là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, luôn gần gũi hội viên, bám sát cơ sở, chị Hà Thị Mai nhận thấy, việc được tiếp cận với những kiến thức mới trong sản xuất, kinh doanh, tìm hướng đi cho đầu ra của sản phẩm và liên kết chặt chẽ là chìa khóa để giúp chị em vươn lên làm chủ kinh tế.

Chị Hà Thị Mai - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ và Chăn nuôi xã Quy Mông kiểm tra chất lượng mô hình chăn nuôi gà Hải Đồi.
Chị Hà Thị Mai - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ và Chăn nuôi xã Quy Mông kiểm tra chất lượng mô hình chăn nuôi gà Hải Đồi.

Sinh năm 1989 ở vùng quê nghèo, chị Mai sớm ý thức vươn lên lập nghiệp gắn bó với đồng đất quê hương. Sau khi tốt nghiệp THPT, chị Mai cùng cha mẹ bắt tay vào cải tạo, trồng và chăm sóc hơn 2 ha rừng trồng; xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, gia súc, gia cầm… 

Với tính cách vui vẻ, gần gũi, giản dị và nhiệt tình trong các phong trào hoạt động ở thôn, chị Mai được bầu làm Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hợp Thành; năm 2019, khi Hội Phụ nữ xã được kiện toàn bổ sung nhân sự, chị Mai được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quy Mông. Hiện nay, Hội Phụ nữ xã có trên 1.000 hội viên đang sinh hoạt tại 10 chi hội. 

Bám sát Nghị quyết của Đảng bộ xã, nhiệm vụ của Hội, trong đó nòng cốt là các phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, chủ trương đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất lao động..., chị Mai đã tập hợp được các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, kết hợp với việc cung ứng giống gia cầm tham gia vào hợp tác xã (HTX). 

Thành quả ban đầu, chị Mai đã tuyên truyền, vận động được 8 thành viên tham gia, chăn nuôi trên 21.000 con gà ta lai Hải Đồi và thành lập ra HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Quy Mông, được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng 6/2020, với số vốn điều lệ là 2,3 tỷ đồng. Chị được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX. 

Từ khi thành lập đến nay, chị Mai đã điều hành HTX đi vào hoạt động hiệu quả, các thành viên đã liên kết cung ứng sản phẩm và tiêu thụ 16 tấn gà thịt, thu về trên 900 triệu đồng, từng bước góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên. 

Chị Mai cho biết: "Chúng tôi chăn nuôi gà ta lai Hải Đồi theo tiêu chuẩn VietGAP, có quy mô xuất bán 60.000 con/năm, có đầu ra ổn định nên người chăn nuôi rất yên tâm. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, phong phú cơ cấu giống, kết nạp thêm thành viên mới…”. 

Không dừng lại ở đó, trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quy Mông, chị Mai cùng cán bộ trong Ban Chấp hành Hội bàn bạc thống nhất và vận động kêu gọi hội viên tham gia phát triển liên kết theo chuỗi giá trị. Học tập kinh nghiệm các mô hình liên kết sản xuất dâu tằm cho hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương khác, chị Mai tuyên truyền, vận động hội viên học hỏi và làm theo.

 Trên cơ sở đó, Hội Phụ nữ xã đã tập hợp được 10 hộ hội viên cùng nhau liên kết, hợp tác trong việc trồng dâu, nuôi tằm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, đồng thời cung ứng về dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống và đã đăng ký thành lập HTX Dâu Quy Mông với vốn điều lệ là 400 triệu đồng. Tháng 5/2021 vừa qua, HTX Dâu Quy Mông chính thức đi vào hoạt động. 

Đặc biệt, đã có 10 hộ nuôi với 380 nong tằm cho năng suất 3.000 kg kén. Sản phẩm kén tằm của HTX được làng nghề Cổ Chất (Nam Định), Nhà máy ươm tơ Mộc Châu (Sơn La) thu mua với giá cả ổn định. 

Chị Mai cho biết thêm: "Chắc chắn, tương lai sẽ nâng cao thu nhập cho các thành viên. Đây tiếp tục là thành công của Hội Phụ nữ xã trong việc tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”.

Tích cực tham gia công tác xã hội, chị Mai vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ trong gia đình. Bởi thế, vợ chồng chị luôn đồng lòng, kề vai sát cánh bên nhau để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Chị xứng đáng với niềm tự hào người phụ nữ giỏi việc nước - đảm việc nhà. 

Trần Ngọc

Tags Hà Thị Mai Chủ tịch phát triển kinh tế sản xuất kinh doanh

Các tin khác
Ông Hà Văn Vĩnh phát tỉa, chăm sóc đồi quế.

Từ một hộ nghèo, ông Hà Văn Vĩnh, dân tộc Thái, thôn Bản Lằm, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn đã vươn lên trở thành hộ khá giả trong thôn với mô hình kinh tế đồi rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Hoàng Văn Nhất (đứng giữa) giới thiệu với lãnh đạo xã về chất lượng sản phẩm gạch ba vanh của gia đình.

Sau khi xuất ngũ, cựu chiến binh Hoàng Văn Nhất ở bản Có Thái, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trở thành tấm gương sáng cho mọi người dân học tập, noi theo.

Chị Trần Thị Hoàn Liên (bên phải) xuống cơ sở hướng dẫn bà con trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế.

Một cán bộ luôn nêu gương trong các hoạt động của Chi bộ và tập thể đơn vị, thực hiện tốt quyền hạn, nhiệm vụ được giao, luôn sâu sát, gắn bó với cơ sở, gần gũi với bà con nông dân, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ bà con nông dân đưa cây, con giống mới vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Người cán bộ mà chúng tôi muốn nói đến, đó là kỹ sư Trần Thị Hoàn Liên - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên.

Đồng chí Sùng Thành Công - Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn (nay là Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha), đại diện chính quyền, nhân dân xã nhận Bằng khen của Chủ tich UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019.

"Vùng cao" thường mặc định bởi nhiều khó khăn, với những địa phương ở nơi "cao tít hút" như Mù Cang Chải lại càng chồng chất, vậy mà nay đã có bước chuyển mình rõ nét. Đó là nhờ những cán bộ "đi ra” từ Đề án 11 sẵn sàng đối mặt công việc "nhiều như lá táo rừng" ở địa phương như Sùng Thành Công - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục