Phải biết hy sinh để giữ lửa nghề

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/12/2021 | 7:40:52 AM

YênBái - Tốt nghiệp ngành sư phạm, năm 1994, chàng trai trẻ Dương Xuân Trường rời quê hương Thái Bình, tình nguyện lên vùng cao Nậm Mười (Văn Chấn, Yên Bái) nhận công tác.

Thầy giáo Dương Xuân Trường với học trò vùng cao.
Thầy giáo Dương Xuân Trường với học trò vùng cao.

Ngày đầu, xa gia đình, người thân, đường sá đi lại vất vả, băng rừng, lội suối đã có lúc làm nản lòng người thầy giáo trẻ, nhưng rồi với lòng yêu nghề, mến trẻ và thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của nhân dân, thầy quyết định ở lại nơi đây góp một phần nhỏ bé sức lực của mình phát triển văn hoá, xã hội.

 Tháng 8/2008, thầy Trường được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Nậm Mười. Là trường ở vùng cao, nơi thời tiết khắc nghiệt, giao thông chủ yếu là đi bộ, học sinh đa phần là người dân tộc thiểu số còn nhút nhát, ngại giao tiếp và tham gia các hoạt động ngoại khóa, thầy đã tự học tiếng dân tộc để giao tiếp, dạy học. Với lớp đầu cấp, các em còn nhỏ, tiếng Việt không rành, thầy tập và rèn từng nét chữ, từng âm, tiếng, từ và phải nhận biết con chữ, không học vẹt. 

Với sự nỗ lực và chỉ bảo của thầy, nhiều năm gần đây, học sinh của nhà trường đã tham gia nhiều cuộc thi, giao lưu cấp cụm huyện và có những giải thưởng đáng kể. Có em đã tốt nghiệp đại học trở về công tác tại địa phương. 

Ngoài nâng cao chất lượng giáo dục, thầy Trường đặc biệt quan tâm giáo dục kỹ năng sống, chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ, chỉ bảo cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở sạch sẽ, yêu thương các em như con của mình. Học sinh nơi đây luôn yêu quý và kính trọng thầy, coi trường là nhà, thầy cô là cha mẹ. Học trò vùng cao vui học và tham gia hoạt động ngoại khóa trong ngôi trường giàu tình yêu thương. 

"Theo phân công của tổ chức, tháng 8/2021, tôi được điều động về đơn vị mới - Trường PTDT Bán trú Tiểu học Nậm Lành, huyện Văn Chấn. Đây là trường vùng cao với 100% con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi lại có cơ hội tiếp nối nhiệt huyết của mình để đào tạo lớp lớp thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài, đủ trí lực để xây dựng quê hương vùng cao Yên Bái ngày càng tươi đẹp” - thầy Trường cho biết. 

(Báo GD&TĐ)

Tags Thầy giáo Dương Xuân Trường Nậm Mười Văn Chấn Yên Bái sư phạm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú

Các tin khác
Trưởng thôn Hà Thị Đức (bên trái) trao đổi kinh nghiệm trồng ngô đông với người dân thôn Nậm Tọ.

Hẳn là phải đi cùng hành trình cuộc đời, hành trình cuộc sống, hành trình cảm xúc của chị Hà Thị Đức - Trưởng thôn Nậm Tọ, xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ mới có thể cảm nhận đầy đủ chia sẻ mang thông điệp: “Niềm vui bắt nguồn từ đổi thay”. Trưởng thôn nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nói và làm thoăn thoắt, nụ cười dường như chưa lúc nào ngừng nở trên gương mặt tươi tắn…

Ông Nguyễn Văn Nghinh tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

“Tôi vẫn còn sức khỏe để lao động sản xuất, tự đảm bảo cuộc sống cho bản thân”, đó là lý do được ông Nguyễn Văn Nghinh, sinh năm 1942 ở thôn Trà, xã Đông An, huyện Văn Yên nêu ra trong lá đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo gửi chính quyền địa phương. Những dòng chữ tuy nguệch ngoạc nhưng chứa đựng trong đó là cả sự quyết tâm, và hơn hết là không muốn kìm hãm sự phát triển của xã hội và muốn làm gương cho thế hệ con cháu.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Yên Bình trao đổi với anh Phùng Bình Minh về các hoạt động của Hợp tác xã.

Anh Phùng Bình Minh - hội viên nông dân xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình được biết đến là tấm gương điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương. Hiện, anh Phùng Bình Minh là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Bình Minh chuyên sơ chế các mặt hàng gỗ rừng trồng.

Anh Phạm Văn Chiến (người bên phải) giới thiệu sản phẩm cho bạn bè.

Từ 93 hồ sơ giới thiệu của 49 tỉnh, thành và đơn vị trong cả nước, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCSHCM đã lựa chọn 57 cá nhân để trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XVI năm 2021. Trong đó, Yên Bái vinh dự có một đại biểu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục