Cựu chiến binh Lê Chí Công làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/1/2022 | 7:35:08 AM

YênBái - Cựu chiến binh Lê Chí Công làm giàu từ mô hình nuôi cá trên ruộng trũng ngập, cho thu nhập hàng năm từ 200 triệu đồng trở lên. Không những thế, ông còn đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Minh Quân tại thôn Tiền Phong do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc.

CCB Lê Chí Công (người chỉ tay) giới thiệu với lãnh đạo Hội CCB huyện Trấn Yên về khu vực trồng cây khoai tây năm 2021.
CCB Lê Chí Công (người chỉ tay) giới thiệu với lãnh đạo Hội CCB huyện Trấn Yên về khu vực trồng cây khoai tây năm 2021.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1986 ông Lê Chí Công sinh năm 1959, trở về quê hương ở thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên cùng gia đình tập trung phát triển kinh tế.

Thời gian đầu trở về quê hương, đời sống gia đình ông Lê Chí công chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với ý chí kiên cường của Bộ đội Cụ Hồ được rèn luyện trong quân ngũ, nên cựu chiến binh (CCB) Công càng cố gắng vượt khó, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi vươn lên làm giàu. 

Sau nhiều năm tìm hiểu, nhận thấy có nhiều diện tích ruộng ở địa phương chỉ trồng lúa vụ xuân và có thể tận dụng làm được ao, hồ phù hợp phát triển nghề nuôi cá nên ông quyết định thuê lại diện tích ruộng trũng ngập trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 âm lịch để nuôi cá thương phẩm gồm: chép, trắm, mè, trôi.

Cùng đó, hàng năm, ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, đi tham quan mô hình nuôi cá tại các địa phương trong huyện, tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi, phòng và xử lý bệnh ở cá để áp dụng cho mô hình của mình. 

CCB Lê Chí Công chia sẻ: nuôi cá thương phẩm thành công, quan trọng nhất là khâu chăm sóc, phòng dịch bệnh cho cá. Thức ăn cho cá chủ yếu từ cỏ cây ven bờ, côn trùng và từ gốc rạ sẵn có trong ruộng sau khi gặt. Điều quan trọng nhất trong thực hiện mô hình này là phải gia cố bờ bao xung quanh thật vững chắc để tránh thất thoát nước.

Đồng thời, thường xuyên phải đắp bờ để nâng mức nước cao dần từ 50, 70, 90 cm đến 1,5 m để cá luôn có nguồn thức ăn từ cỏ ven bờ và tạo nguồn nước được thay định kỳ thì cá mới đạt năng suất, chất lượng. Cùng đó, trong quá trình nuôi, cá đã để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng giúp vụ lúa xuân giảm chi phí về phân bón mà lúa lại rất tốt. 

Nhờ áp dụng tốt các kiến thức cơ bản trong quá trình nuôi và chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, cá nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, đạt sản lượng cao và những năm gần đây, gia đình ông Công luôn có nguồn thu nhập đạt 200 triệu đồng trở lên từ nuôi cá trên ruộng trũng ngập. 

Năng động trong suy nghĩ, cách làm, năm 2018, ông Công đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Minh Quân tại thôn Tiền Phong do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc với 21 thành viên. 

Cũng trong năm 2018, chính quyền xã Minh Quân hợp tác với Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với HTX thực hiện Mô hình liên kết "4 nhà” trồng cây khoai tây Atlantic trên đất 2 vụ lúa. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai thử nghiệm không đạt được kết quả như mong đợi, do bị ảnh hưởng sương muối, mưa phùn kéo dài... 

Không nản chí, cuối năm 2021, ông Công thương lượng thuê đất 2 vụ lúa của người dân với diện tích trên 15 ha và tiếp tục ký kết với Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cây khoai tây. 

Ông Công cho biết thêm: "Lần này, tôi thuê lại đất ruộng của người dân và được tính trả bằng 30 kg thóc/sào hoặc trả bằng tiền mặt theo thời điểm. Ngoài ra, phải thuê máy cày, bừa ruộng, làm luống, thuê người làm công việc trồng, chăm sóc và trả theo công nhật từ 200 - 250 nghìn đồng/ngày công. Cây khoai tây năm nay được trồng đúng thời vụ và tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và sẽ được thu hoạch vào cuối tháng Chạp. Qua kiểm tra chất lượng củ tại các ruộng, dự kiến vụ khoai tây năm nay sẽ thu khoảng trên 200 tấn và sau khi trừ các khoản chi phí sẽ thu lãi trên 600 triệu đồng.

Không chỉ năng động làm kinh tế giỏi, ông Công được mọi người tín nhiệm bầu giữ nhiều chức trách, công việc như: làm đội trưởng đội sản xuất, trưởng thôn và hiện CCB Lê Chí Công đang làm Chi hội Trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong. Phát huy vai trò, trách nhiệm của một Chi hội trưởng, ông Công luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương. 

Ghi nhận thành tích đạt được của ông Công những năm qua, UBND huyện Trấn Yên, xã đã tặng CCB Lê Chí Công nhiều giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CCB gương mẫu, sản xuất, kinh doanh giỏi.

Vũ Đồng

Tags Cựu chiến binh Lê Chí Công làm kinh tế giỏi mô hình thôn Tiền Phong xã Minh Quân huyện Trấn Yên trồng cây khoai tây

Các tin khác
Linh mục Nguyễn Đình Tuyến (thứ 2, từ trái qua phải) tích cực tuyên truyền, vận động giáo dân hiến đất, mở đường giao thông nông thôn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - Lưu Trung Kiên cho biết: “Đúng như câu nói tấc đất, tấc vàng, đất đai dù ở thị thành hay thôn quê đều được người dân quý trọng. Khi phong trào hiến đất mở đường phát triển thì nhiều người dân trên địa bàn huyện sẵn sàng hiến những “tấc vàng” để mở đường cho rộng, cho thẳng”.

Ông Vũ Hữu Lê (thứ 2 từ trái sang) được vinh danh tại Lễ vinh danh “Vinh quang Việt Nam 2021”.

Vừa qua, ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái vinh dự là cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; là 1 trong 6 cá nhân được vinh danh tại Lễ vinh danh “Vinh quang Việt Nam 2021” bởi những cống hiến trong lao động sản xuất, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Các thành viên Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm nuôi dúi.

Với quyết tâm làm giàu, chị Lý Thị Huế, thôn Đồng Lần, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã đưa con dúi về nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ vậy, chị còn hỗ trợ các chị em ở địa phương cùng phát triển mô hình này.

Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng nhà giáo Bùi Kim Cúc vẫn miệt mài sáng tác văn chương.

Trong căn nhà nhỏ ở khu phố 3, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tôi đã gặp một người như thế: bà Bùi Kim Cúc - một giáo viên dạy Ngữ văn nhưng luôn coi sáng tác văn chương là cái “nghiệp” không thể tách rời với nghề dạy học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục