Hờ Tráng Chu - người “giữ lửa” nghề rèn người Mông

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/3/2022 | 2:02:20 PM

YênBái - Đồng bào Mông có nhiều nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng dân tộc như nghề chế tác nhạc cụ, thêu dệt thổ cẩm và không thể không nhắc đến nghề rèn đúc nông cụ thủ công. Ông Hờ Tráng Chu, thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn chính là người “giữ lửa” nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông ở Đồng Hẻo.

Ông Hờ Tráng Chu mồi lửa lò rèn chuẩn bị cho công đoạn chế tác sản phẩm mới.
Ông Hờ Tráng Chu mồi lửa lò rèn chuẩn bị cho công đoạn chế tác sản phẩm mới.

Năm 20 tuổi, ông Hờ Tráng Chu được người cha truyền lại nghề với mong muốn giữ lại nghề truyền thống của gia đình. Thời gian thấm thoắt trôi, đến nay ông Chu đã 72 tuổi, tình yêu nghề rèn vẫn rực cháy trong ông. 

Ở cái tuổi xế chiều, ông vẫn miệt mài chế tác những nông cụ thủ công để phục vụ nhu cầu của người dân.

Nghề rèn thủ công có quy trình riêng và có từ 2 người tham gia, một người kéo bễ tạo gió thổi vào lò để than cháy đều cung cấp nhiệt cho quá trình chế tác sản phẩm và một người trực tiếp rèn. 

Ông Chu cho biết: "Để làm ra một sản phẩm, người thợ rèn phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm, mài cho sắc rồi làm nắm cầm... Chính vì thế, những sản phẩm thủ công được tạo ra đều rất sắc và có độ bền”.

Chia sẻ về bí quyết nghề, ông Chu cho biết, mỗi lò rèn đều có bí kíp riêng. Chẳng hạn như dùng loại than đốt lò như thế nào cho lửa tốt rồi cắt sắt tạo hình, nung qua lửa ra sao… Người Mông có nhiều cách tôi sắt khác nhau, có loại thì tôi bằng nước có cho một lượng muối vừa phải, có loại thì tôi bằng nước vắt ra từ thân cây chuối và cũng có thể là bằng dầu nhớt. Người thợ phải biết cách xem loại sắt để chọn cách tôi, như thế thì dao mới sắc và bền. Sau khi tôi xong là đến công đoạn mài dao. Người Mông thường mài dao bằng đá suối. Dao, cuốc và cày của người Mông làm ra được coi như một công cụ quý vì nó đạt tới độ bền cao lại rất sắc. 

Những nông cụ như dao, cuốc, xẻng,… được ông cho ra lò là những sản phẩm được đánh giá là vô cùng chất lượng. Bởi thế dù giá thành cao hơn nhưng với độ bền, độ sắc và sự công phu trên từng sản phẩm nên người dân vẫn luôn lựa chọn sản phẩm ông chế tác.

Người dân trong vùng thường đến đặt sản phẩm của ông Chu vào những vụ mùa mới.  Tất cả nông cụ trong gia đình, họ hàng đều là từ đôi tay tài hoa của ông tạo nên, cùng với rèn dao, cuốc, xẻng... cho những người đến đặt hàng, Vì vậy, con cháu trong gia đình đặt cho ông biệt danh là "cỗ máy sản xuất nông cụ” . 

Ông Chu chia sẻ thêm, lò rèn của ông được người cha truyền lại nên ông coi như một bảo vật. Ông Chu nói nghề rèn vất vả vì người làm phải chịu được sức nóng từ lửa và do tuổi đã cao nên việc tạo ra một sản phẩm vô cùng khó khăn. Tuy nhiên ông chia sẻ: "Đây là cái nghề truyền thống của gia đình đến nay cũng đã qua 3 đời rồi nên dù có khó khăn thế nào thì tôi cũng cố giữ nghề”. 

Những năm gần đây, việc làm nghề của ông Chu gặp nhiều khó khăn vì những sản phẩm làm ra phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm công nghiệp. Theo ông kể thì trước kia ở xã có hàng chục hộ làm rèn mà nay hầu như đều bỏ nghề, chỉ còn lại mình ông bám trụ. 

Ông Chu cười nói: "Biết là xã hội ngày càng hiện đại, nghề rèn thủ công cũng dần bị lãng quên nhưng với tôi, lò rèn và nghề rèn là người cha để lại nên tôi sẽ cố gắng gìn giữ để con cháu sau này được biết đến lò rèn, nghề rèn của ông cha mình ngày xưa độc đáo như thế nào. Mong muốn lớn nữa của tôi là truyền nghề cho con trai út để nghề rèn của gia đình có thể tiếp nối lâu dài”. 

Sùng Anh Đông

Tags Hờ Tráng Chu người “giữ lửa” nghề rèn xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn người Mông

Các tin khác
Anh Nguyễn Mạnh Hùng cùng các công an viên và công an phụ trách địa bàn tuần tra nắm tình hình an ninh trật tự thời gian anh làm Trưởng Công an xã.

Không chỉ "cứng” về nghiệp vụ, anh Nguyễn Mạnh Hùng còn luôn thường xuyên gần gũi với bà con, luôn lắng nghe ý kiến của người dân để giải quyết thấu tình, đạt lý mọi công việc.

Mô hình nuôi lợn của anh Mai Đức Quân cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, nhưng sau khi ra trường, anh Mai Đức Quân sinh năm 1991 quyết định trở về lập nghiệp tại gia đình. Sau đó, anh tham gia công tác Đoàn và là Bí thư Chi đoàn tổ 16, phường Đồng Tâm. Hiện, anh còn là chủ mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn giống tiêu biểu cho thu nhập cao.

Thầy giáo Hà Hữu Thành - Bí thư Đoàn Trường THPT Chu Văn An (ngoài cùng, bên trái) là người thủ lĩnh

Gắn bó với công tác Đoàn trường học đến nay đã gần 7 năm nhưng lúc nào cũng cháy ngọn lửa nhiệt huyết với những gắn bó và cống hiến không mệt mỏi cả nghề và Đoàn, như duyên chọn đúng người. Đó là điều để nói về thầy giáo Hà Hữu Thành- Bí thư Đoàn Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên - người vừa đạt Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2022.

Chị Chu Thị Thanh Dung trong giờ làm việc tại trang trại của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Bình Minh.

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” thời gian qua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu. Đoàn viên Chu Thị Thanh Dung là một trong những điển hình tiên tiến của Công đoàn cơ sở (CĐCS) Văn phòng Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Bình Minh thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục